Phường Thủy Biều, thành phố Huế là địa phương đã có nhiều thành công trong việc đầu tư và quảng bá thương hiệu thanh trà, hay còn gọi là bưởi thanh trà.
Đây là loại trái cây đầu tiên ở Thừa Thiên-Huế được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm.
Năm nay, Thủy Biều đã tổ chức Ngày hội giới thiệu sản phẩm thanh trà để giúp cho các nhà vườn nâng cao giá trị của loại trái cây này. Từ 5.000 đồng/quả mùa trước thì đến nay mỗi quả thanh trà ở làng Nguyệt Biều, phường Thủy Biều đã có giá từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng, thậm chí có quả hơn 40.000 đồng. Sản phẩm được tiêu thụ tốt, không những ở địa bàn trong tỉnh mà còn vươn tới các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Hiện phường Thủy Biều có hơn 200ha thanh trà, bình quân mỗi ha cho thu nhập từ 90 đến 100 triệu đồng/mùa vụ, có những vườn cho thu nhập từ 180 đến 200 triệu đồng/ha.
Theo sử sách, thanh trà cùng với gạo de An Cựu, nhãn Kim Long, chè Tuần... là những của ngon vật lạ dâng lên vua triều Nguyễn. Vì thế, quả thanh trà ở làng Nguyệt Biều được xem là đặc sản vườn nổi tiếng của vùng đất Phú Xuân-Huế.
Ngày nay, thanh trà không còn là đặc sản riêng của làng Nguyệt Biều nữa, mà đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả của hàng trăm hộ nông dân. Các chủ vườn cây ăn quả của các vùng phù sa ven sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương... tập trung đầu tư vào trồng thanh trà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo thống kê của Trung tâm thực nghiệm và giống cây ăn quả Thừa Thiên-Huế, chỉ tính từ năm 2000 đến nay, diện tích cây thanh trà được trồng mới trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt trên 250ha, tập trung ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Phong Điền, Phú Vang...
Ở thôn Lại Bằng, xã Hương Vân (huyện Hương Trà) có 300 hộ thì gần như 100% các hộ đều trồng thanh trà trong vườn nhà, với tổng diện tích khoảng 25ha. Thu nhập hàng năm từ cây thanh trà ở Lại Bằng bình quân đạt khoảng 40-45 triệu đồng/ha.
Theo những người làm vườn ở Thừa Thiên-Huế, thanh trà là cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, khoảng 5 năm sau khi trồng là thu hoạch lứa đầu. Trong quy hoạch, tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ nâng diện tích thanh trà lên 1.400ha.
Tỉnh đang áp dụng nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển thanh trà. Sau thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản thanh trà, tỉnh tiếp tục đưa các tiến bộ kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hái, bảo quản sản phẩm quả vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Tỉnh cũng tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất và đặc biệt là nâng cao trình độ canh tác cho người nông dân, từng bước áp dụng sản xuất thanh trà theo tiêu chuẩn VietGap...
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Người nuôi gà công nghiệp tập trung ở khu vực Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, đang than vãn vì giá gà xuống chỉ còn 19.000 đồng/kg. Mức giá này gần bằng với thời điểm năm ngoái là 17.000 - 18.000 đồng/kg.
Thanh long ruột đỏ đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm nay, chủ yếu được trồng ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… Gần đây, một số nông dân ở Vĩnh Long, Cần Thơ và An Giang cũng đang bắt đầu trồng với quy mô lớn.
Áp dụng tiêu chuẩn của Việt Nam về thực hành trong nông nghiệp (VietGap) đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người nông dân ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây cũng được xem là cách để địa phương tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững.
Ở Thừa Thiên-Huế, việc tận dụng các ao hồ để trồng sen lấy hạt đã có từ lâu. Khách du lịch đến Huế có thể mua hạt sen bất kỳ mùa nào ở các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự...
Hiện nay, ở Đắk Lắk giá tiêu hạt tăng lên trên 118.000 đồng/kg nên bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, người nông dân vẫn đầu tư trồng mới ồ ạt.
Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Tổ hợp tác chôm chôm Tân Phong, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vừa được Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16.3.2011 của Bộ NNPTNT, hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hoá có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Đây là một biện pháp rất tốt để ngăn chặn thực phẩm không an toàn xâm nhập vào nước ta, ảnh hưởng xấu sức khoẻ người dân. Trớ trêu, thông tư 13 trên lại... giáng một quả tạ xuống hàng loạt DN xuất khẩu hạt điều.
Gắn công nghiệp với nông nghiệp là đường lối phát triển xuyên suốt của nước ta từ nhiều thập kỷ nay, được xem là “nhiệm vụ hàng đầu” trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nhiều thời kỳ.
Việc tư thương Trung Quốc vào tận vườn của nông dân Việt Nam mua gom nông sản, tuy nông dân được lợi trước mắt do giá bán cao, nhưng về lâu dài, không cẩn thận lại ăn quả đắng...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.