Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Phập phồng" điều xuất khẩu

Việt Nam đang chiếm 37% thị phần trên thị trường hạt điều nhân trên thế giới. Nhưng tình hình sản xuất điều trong nước đang có nhiều dấu hiệu xấu đi như giảm về diện tích, năng suất không ổn định.

Hiện tại lợi nhuận của người nông dân trồng điều và nhà chế  biến chỉ đạt một phần rất nhỏ trong chuỗi cung ứng của ngành điều. Cũng giống như các mặt hàng nông sản khác, năng suất của cây điều phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Dù có chăm sóc cẩn thận nhưng thời tiết thất thường, trái quy luật sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu trái của cây. Giá cả hạt điều lại không ổn định, năng suất thấp.

Trong mắt người nông dân, cây điều mới chỉ đứng ở vị trí là cây xóa đói giảm nghèo. Chính sự không ổn định về sản lượng đã tác động mạnh mẽ đến ngành chế biến, từ đó hoạt động xuất khẩu cũng rất phập phồng.

Không chủ động nguyên liệu

Có thể nói xuất khẩu điều của Việt Nam khá chật vật. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu không những không ổn định mà còn sụt giảm. Diện tích trồng điều của cả nước lại có xu hướng “co” lại. Như so sánh số liệu của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu nhân điều 2008 của cả nước đạt 920 triệu USD với sản lượng 167.000 tấn điều nhân; năm 2009 kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi 7,2% chỉ đạt 847 triệu USD, dù giá trị giảm nhưng sản lượng tăng lên thêm 7,1% với 177.000 tấn nhân điều.

Theo đánh giá và  thống kê của các nhà chuyên môn, trong niên vụ  2007-2008 cả nước có 421.498 ha cây điều, tổng sản lượng thu được 350.000 tấn điều thô; sang niên vụ 2008-2009 diện tích trồng điều bị thu hẹp lại 2.000 ha, còn có 398.000 ha và sản lượng hạt cũng giảm đáng kể chỉ còn 293.000 tấn. Năm 2009, năng suất thu được chỉ còn 8,6 tạ/ha, trong khi ở năm 2005 còn đạt ở mức 10,6 tạ/ha.

Hiện nay, sản lượng điều thô trong nước mới chỉ đáp ứng 50% nguồn nguyên liệu của ngành chế biến trong nước. Năm 2009, Việt Nam đã phải nhập khẩu thêm 300.000 tấn điều thô. Trong năm 2010 này, lượng nguyên liệu ngành điều nhập khẩu phải hơn năm 2009, để hướng đến kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.

Thị trường nhập khẩu điều thô cũng không dễ dàng. Ông Nguyễn Đức Thanh, Tổng giám đốc Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tân An (Tanimexco) cho biết, không ít lần các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu điều thô “chết dở” vì hợp đồng đã kí nhưng không nhập được hàng từ phía nước ngoài...

“Đối ngoài ứng trong”

Tại hội nghị khách hàng quốc tế Hiệp hội điều Việt Nam tổ chức tại Bình Phước mới đây, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam, ông Nguyễn Thái Học cho biết, xuất khẩu ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại. Các quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường nhập khẩu ngày càng gay gắt và thay đổi đột ngột.

Trong khi đó, điều kiện sản xuất của ngành chế biến điều Việt Nam còn ở quy mô vừa và nhỏ. Cả nước hiện có khoảng 300 cơ sở chế biến hạt điều nhưng số lượng cơ sở đạt chứng chỉ về tiêu chuẩn ISO, HACCP mới chỉ khoảng 20 doanh nghiệp.

Trong 10 nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều thì đã có đến 6 nước tạm nhập tái xuất. Từ đó có thể nói giới đầu cơ trung gian buôn bán nhân điều chiếm thị phần ngày một tăng, và rất dễ dẫn đến tình trạng thông tin ảo về giá và cung cầu trên thị trường. Bởi vậy, hoạt động xuất khẩu điều tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tại thị trường trong nước, tình hình thu mua của các doanh nghiệp cũng khá nóng bỏng. Ông Nguyễn Đức Thanh cho biết, các doanh nghiệp ngành chế biến điều phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành viên trong cùng ngành về cách thức thu gom, giá cả. Vì lợi nhuận, không ít nhà nhập khẩu tìm mua hàng của những cơ sở không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, “con sâu làm rầu nồi canh” đã ảnh hưởng mạnh đến giá cả bán buôn và uy tín của tất cả các đơn vị khác trong ngành điều trong thời gian qua.

Để giải quyết nguồn nguyên liệu, ngành điều Việt Nam đang có chủ trương mở rộng đầu vào bằng cách liên kết với nước bạn Campuchia và Lào để trồng điều. Trong năm 2010 này ngành điều sẽ xúc tiến mở rộng nguồn nguyên liệu, cũng như xây dựng những chính sách hỗ trợ người trồng điều và các chính sách khuyến nông.

Phát biểu tại Lễ hội “Quả điều vàng” vừa được tổ chức, ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết sẽ tiến hành điều tra, đánh giá và chỉnh sửa các văn bản phát triển định hướng ngành điều Việt Nam. Từ tháng 6/2010 này, quy định về tiêu chuẩn chế biến của ngành điều sẽ được triển khai sâu rộng. Qua đó, sẽ góp phần cải thiện điều kiện ngành chế biến hạt điều trong nước phục vụ cho xuất khẩu.

(VnEconomy)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh của vú sữa lò rèn
  • Việt Nam tham gia sáng lập Hiệp hội điều thế giới
  • Sản lượng hồ tiêu thu hoạch ở Gia Lai giảm 30%
  • Giá thu mua hạt điều nguyên liệu tăng hơn 50%
  • Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê
  • Nan giải diện tích trồng điều
  • Giá hồ tiêu sẽ tăng?
  • Sàn giao dịch điều đầu tiên khai trương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container