Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tan hoang vườn tiêu ở vùng trọng điểm Chư Pưh

Vườn tiêu kinh doanh của hộ nông dân dân tộc. (Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN)
Từ tháng 4 trở lại đây, nhiều vườn tiêu ở vùng trọng điểm Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang chết dần, biểu hiện ban đầu là vàng lá, sau một thời gian ngắn lá tiếp tục rụng chỉ còn trơ lại gốc.

Mặc dù người dân đã sử dụng các loại thuốc đặc trị phòng chống sâu bệnh và tăng lượng phân bón nhằm phục hồi lại các vườn tiêu, song cũng không cứu vãn được tình thế.

Theo thống kê chưa đầy đủ, cả huyện có đến hơn 500ha tiêu bị chết, nhiều nhất là ở các vườn cây nằm dọc theo trục đường 14 từ trung tâm huyện cho đến Cầu số 10 (giáp tỉnh Đắk Lắk).

Người dân ở đây cho rằng, cây tiêu chết hàng loạt là do đợt sương muối đậm đặc xảy ra vào hồi đầu tháng 5 mới đây ở một số vùng trên địa bàn, gây nên tình trạng thối rễ và rụng lá.

Tuy nhiên, các nhà chuyên môn lại có sự đánh giá theo một cách khác và "sự cố" sương muối cũng chỉ là một trong những yếu tố tác động, còn nguyên nhân chính vẫn là do khai thác năng suất quá mức đã dẫn đến tình trạng giảm tuổi thọ của cây tiêu.

Thực tế cho thấy, phần lớn diện tích tiêu chết trên địa bàn đã quá hơn 10 năm tuổi và bình quân mỗi năm các chủ vườn "bắt" cây tiêu cho khai thác năng suất gấp 2-3 lần so với mức lý thuyết để đảm bảo tồn tại đến 20 năm.

Trong khi chờ kết luận và giải pháp của các nhà chuyên môn, nhiều người đã phá bỏ vườn tiêu đã chết và cải tạo lại đất canh tác đưa vào gieo trồng các loại cây ngắn ngày. Một số hộ vẫn đầu tư trồng lại cây tiêu trên chính mảnh vườn của họ.

Theo ông Lưu Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chư Pưh, cây tiêu trên địa bàn vẫn được xác định là cây chủ lực và được coi là vùng chuyên canh trọng điểm của cả tỉnh với tổng diện tích khoảng 2.500ha và diện tích đưa vào kinh doanh hàng năm đảm bảo ở mức tối thiểu là 2.000ha.

Hiện nay, huyện cũng đang phối hợp với các đơn vị chức năng xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp phát triển cây tiêu trên địa bàn bền vững và hiệu quả./.

Văn Thông (TTXVN/Vietnam+)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Cấp thiết nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu
  • Cần nhập khẩu 300.000 tấn hạt điều nguyên liệu
  • Chế biến nông sản: Nguyên liệu “ăn đong”
  • Bài toán nông sản ngoại
  • Rào cản cho nông sản đi Mỹ
  • Hồ tiêu tăng giá, kẻ khóc người cười
  • Mổ xẻ khó khăn của ngành hàng nông sản
  • “Bé hạt tiêu” đang trưởng thành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container