Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất ngờ xe “chiến lược”!

Các loại xe đa dụng 6-9 chỗ ngồi như Toyota Innova đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam - Ảnh: Đức Thọ.

Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ phê duyệt về việc phát triển dòng xe chiến lược trong phân khúc ôtô du lịch cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Theo đó, loại xe được lựa chọn làm “chiến lược” cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là xe 6-9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh dưới 1,5 lít.

Đề xuất này của Bộ Công Thương được đưa ra sau khi có sự tổng hợp và tham khảo ý kiến từ các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tại một cuộc hội thảo về dòng sản phẩm chiến lược cho ngành công nghiệp ôtô trong nước được tổ chức hồi trung tuần tháng 10/2009.

Mặc dù vậy, sự lựa chọn của Bộ Công Thương là khá bất ngờ, khi không “đánh” trúng đề xuất của bất cứ nhà sản xuất ôtô trong nước nào. Đây cũng có thể coi là một giải pháp trung dung của Bộ Công Thương trước các ý kiến rất khác nhà của các nhà sản xuất ôtô về dòng sản phẩm chủ lực cho toàn ngành.

Theo phân tích của Bộ Công Thương thì dòng xe 6-9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh dưới 1,5 lít là dòng sản phẩm gần như thỏa mãn được cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Yếu tố thiên thời được thể hiện ở chỗ các loại xe đa dụng 6-9 chỗ ngồi và xe có dung tích động cơ nhỏ (dưới 1,5 lít) đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Bằng chứng cho thấy là từ nhiều tháng nay các loại xe đa dụng 6-9 chỗ ngồi như Toyota Innova và Fortuner, Ford Everest hoặc các loại xe có dung tích xi-lanh nhỏ dưới 1,5 lít như Chevrolet Spark, Kia Morning… luôn đạt dược doanh số lớn.

Yếu tố địa lợi lại được thể hiện ở chỗ các loại xe này rất phù hợp với đặc điểm hạ tầng giao thông Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường cũng đang là một yêu cầu cấp thiết đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới lưu hành.

Về yếu tố con người, Bộ Công Thương cho rằng đây là loại xe rất phù hợp với sở thích của đa số người dân Việt Nam khi chúng vừa thuận tiện cho nhu cầu sử dụng của cá nhân, gia đình hay mục đích kinh doanh, giá cả lại phù hợp với túi tiền của nhiều người dân.

Do vậy, theo Bộ, không có lý do gì lại không chọn loại xe này làm dòng sản phẩm chiến lược cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Và để dòng sản phẩm này có thể trở thành một “đòn bẩy” giúp ngành công nghiệp ôtô trong nước vượt lên thì cần phải được hưởng nhiều ưu đãi.

Từ đó, Bộ Công Thương đề xuất dòng xe chiến lược này được hưởng các ưu đãi lớn về thuế và phí. Cụ thể là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ áp dụng ở mức 30% thay vì các mức từ 45% đến 60% đối với các loại xe khác, đồng thời loại thuế suất này cũng sẽ giảm dần theo mức tăng của tỷ lệ nội địa hóa; đối với thuế giá trị gia tăng, mức đề xuất áp dụng là 5% thay cho mức 10% có hiệu lực từ đầu năm 2010; riêng lệ phí trước bạ được đề xuất áp dụng ở mức rất thấp là 2% thay cho mức 10-12%.

Ngoài ra, từ góc độ doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng đề xuất miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà sản xuất tham gia làm dòng sản phẩm chiến lược này. Song song, thuế suất thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc và nguyên liệu sản xuất dòng sản phẩm chiến lược cũng cần được áp dụng ở mức 0%.

Với các ưu đãi đó cùng với đặc điểm riêng của dòng sản phẩm chiến lược được lựa chọn, Bộ Công Thương cho rằng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ có cơ hội “bật” lên, nhất là khi sức ép từ các loại xe nhập khẩu đang ngày càng gia tăng.

(Theo Đức Thọ // Vneconomy)

  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Ôtô thương hiệu Việt, tại sao không?
  • Dòng xe chiến lược quốc gia: Loại nào?
  • Sản lượng ôtô của Trung Quốc lần đầu chạm mốc 10 triệu xe
  • Lại khủng hoảng thừa xe “ngoại”?
  • Định hướng ôtô “nội”: Làm mới chuyện cũ
  • Sản lượng ôtô của Trung Quốc lần đầu chạm mốc 10 triệu xe
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container