Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xác định ô tô là ngành công nghiệp chủ lực

Lắp ráp ô tô của một doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam -Ảnh minh họa: Quốc Hùng

Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô sẽ là một trong sáu ngành công nghiệp ưu tiên trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.

Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Chính phủ phê duyệt vào ngày 1-7, trong đó đáng chú ý là sẽ phát triển vượt bậc ngành sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô (vốn rất yếu của Việt Nam hiện nay - pv) thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế.

Theo quyết định này, ngoài sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, còn có năm ngành công nghiệp khác cần ưu tiên ưu tiên hợp tác phát triển với Nhật Bản là điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Đến năm 2020, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô cùng năm ngành khác được ưu tiên phát triển nói trên sẽ đi đầu trong áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam; giá trị sản xuất của các ngành ưu tiên tăng tối thiểu 20% hằng năm và đóng góp tối thiểu 35% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp; đứng trong số 10 ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất.

Nhật Bản cùng các doanh nghiệp ô tô đã nhiều lần đề nghị Việt Nam cần xây dựng một kế hoạch hành động phát triển công nghiệp ô tô. Trong đó, vấn đề quan trọng là xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư lớn cho ngành công nghiệp này. Để nhà sản xuất có tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trước hết căn cứ vào mức tiêu thụ của thị trường có đủ lớn cùng các định hướng phát triển ô tô dài hạn của Chính phủ để từ đó nhà sản xuất dự báo được thị trường và đi tới quyết định sản xuất.

Với định hướng này, gần đây Bộ Công Thương đã xây dựng các chính sách ưu đãi để thúc đẩy công nghiệp ô tô, đặc biệt là về các mức thuế.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các phương án: giảm 30% thuế tiêu thụ đặc biệt và 50% lệ phí trước bạ cho dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2.0L; hoặc giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho dòng xe dưới 2.0L; giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho dòng xe chiến lược.

Bên cạnh đó, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% hoặc mức sàn với các linh kiện trong nước chưa sản xuất được. Giữ mức thuế nhập khẩu cao với xe nguyên chiếc cho tới 2018 mới hạ về 0%.

Trước các đề xuất của Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng đang nghiêng về phương án giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho xe dưới 2.0L; giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho dòng xe chiến lược.

Quyết định trên của Chính phủ cũng chỉ rõ: định hướng đến năm 2020, tăng năng lực sản xuất của 6 ngành được lựa chọn nhằm thích ứng với quá trình thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020.

Và đến năm 2030, các ngành được ưu tiên phát triển chủ yếu áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó, chuyển đổi các ngành công nghiệp phụ thuộc vào lắp ráp, gia công giản đơn có giá trị gia tăng thấp sang nền công nghiệp sử dụng tối đa đầu vào sản xuất trong nước thuộc thượng nguồn và trung nguồn để tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng dần năng lực cạnh tranh quốc tế.

Đồng thời tạo dựng và mở rộng thị trường cho sản phẩm của 6 ngành ưu tiên; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 6 ngành ưu tiên gắn với chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lược cao làm nền tảng cho các ngành này.

Đẩy nhanh việc đưa vào vận hành những dự án lớn đã được phê duyệt trong các lĩnh vực thuộc thượng nguồn (hóa dầu, sản xuất thép, điện lực, gas, năng lượng...) nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho sự phát triển lâu dài của các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp cà phê trước nguy cơ vỡ nợ
  • Chính thức giảm trước bạ ôtô tại Hà Nội xuống 12%
  • Ôtô nhập khẩu nguyên chiếc giảm giá "sốc"
  • Thương hiệu Volkswagen: Cộng hưởng lợi thế thành ưu thế
  • “Giải cứu” ngành công nghiệp ôtô: Phụ thuộc vào chính sách
  • Ô tô 5 chỗ sắp đại hạ giá
  • Môtô phân khối nhỏ ở châu Á: Bánh ngon nhưng khó ăn
  • Thị trường ôtô: Nửa vui, nửa buồn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container