Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người Mỹ "khóc" cho Big 3

Dân Mỹ lo lắng, bất bình, cầu nguyện và "khóc" cho tương lai của ngành công nghiệp Mỹ sau khi Thượng viện phủ quyết kế hoạch hỗ trợ 14 tỷ USD.

Khủng hoảng kinh tế đã tác động sâu sắc tới những “người hùng” của nền công nghiệp ôtô Mỹ. Khó khăn tài chính trầm trọng đẩy những “ông lớn” Big 3 GM, Chrysler phải đối mặt với bờ vực phá sản. Cả 2 đều mong đợi khoản tiền hỗ trợ 14 tỷ USD từ Chính phủ để vực dậy công ty.

 
Dân Mỹ cầu nguyện cho Big 3

Những tưởng sẽ qua “cửa tử” khi được Hạ Viện Mỹ thông qua kế hoạch cứu trợ nhưng Big 3 đã chịu thất bại nặng nề trước “ải” Thượng Viện. Kết quả bỏ phiếu ở Thượng Viện là 52 phiếu thuận – 35 phiếu chống trong khi điều kiện gói cứu trợ thông qua phải là 60 phiếu thuận.

 Việc phủ quyết ngay lập tức đã tạo nên một hiệu ứng dây chuyền tác động lên các hoạt động kinh tế khác. Nhiều người cảm giác “hãi hùng” trước một viễn cảnh không tươi sáng sẽ xảy ra.

Hiệu ứng dây chuyền

 Thượng viện Mỹ từ chối cứu trợ công nghiệp ôtô Mỹ càng tăng thêm nỗi lo lắng về sự sụp đổ của nền công nghiệp này.

Ngay khi phủ quyết công bố, thị trường chứng khoán (TTCK) ở nhiều nơi đồng loạt mất điểm. Ở TTCK châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 3%, Hang Seng của Hồng Kông hạ 5%. TTCK châu Âu và Mỹ dự kiến cũng hạ 5%.

 Cổ phiếu của các hãng xe nước ngoài cũng sụt giảm như Toyota giảm 10%, Honda giảm 12,5%, Nissan giảm hơn 11%.

 USD rơi xuống mức thấp nhất trong 13 năm so với đồng yên của Nhật. Giá kim loại, dầu thô hạ nhanh chóng. Đặc biệt giá dầu thô giảm xuống hơn 2 USD (45,9 USD/1 thùng). Các chuyên gia dự đoán giá dầu còn có khả năng giảm xuống mức 35 USD/1 thùng.

Những nhà cổ phần hay những nhà đầu tư nhỏ lẻ đều thực sự khiếp sợ về khả năng sụp đổ của 1 trong 3 hãng ôtô Detroit. Vì chắc chắn nó sẽ kéo theo một chuỗi các hiệu ứng liên hoàn, tác động trước mắt là các nhà cung cấp phụ kiện.

 Đáng lo ngại nhất là tình trạng thất nghiệp sẽ càng bị đẩy sâu thêm. Trong năm 2008, tỷ lệ mất việc làm tại Mỹ cao nhất trong 34 năm trở lại và tình trạng thất nghiệp cao nhất từ năm 1993.

 Trong số đó “tam đại gia” GM, Ford và Chrysler góp 250.000 lao động, chưa kể 100.000 lao động từ các đối tác cung cấp phụ kiện.

 Người dân sôi sục

 Phủ quyết cứu trợ nền công nghiệp ôtô Mỹ đã gây nên sự bất bình, thất vọng đối với những người phe Đảng Dân chủ, Liên đoàn công nhân, các hãng xe và là một cú tát giáng mạnh đối với người dân bang Michigan – thủ phủ công nghiệp ôtô Mỹ. Vì không cứu trợ đồng nghĩa với việc một lượng lớn công ăn việc làm bị cắt bớt, khoét sâu thêm tình trạng khó khăn người dân đang gánh chịu.

Trả lời phỏng vấn Detnews, không ít người dân Michigan đều có chung các trạng thái cảm xúc: giận dữ, phẫn nộ, ghê tởm và cảm giác bị phản bội khi biết tin phủ quyết của Thượng Viện Mỹ. Họ đều ngạc nhiên rằng tại sao Thượng Viện lại có thể thờ ơ trước sự hưởng ứng giúp đỡ nền công nghiệp ôtô nhiệt tình từ phía Chính phủ, các Hiệp hội.

 Metervier Rizza có chồng làm ở Ford gần 20 năm tâm sự :“Tôi đã phát cáu. Quốc gia dường như dửng dưng với hoàn cảnh của người dân Michigan”.

Anh Presley, kỹ sư ngành ôtô 35 tuổi vẫn băn khoăn tự hỏi tại sao Big 3 lại không được giúp đỡ khi mọi chính phủ nước ngoài đều có hành động cứu trợ công nghiệp ôtô của họ.

Liên đoàn công nhân Machinist và Aerospace đã bất bình gọi Thượng viện là một đám người Benedict Arnold (ám chỉ hiểm họa bên trong, Benedict Arnold là người đã phản bội quân đội Mỹ chạy sang hàng ngũ Anh).

 Những vớt vát mong manh

 Không nhận được khoản tiền hỗ trợ 14 tỷ USD, ngoài Ford vững vàng hơn, sự sống còn của 2 “ông lớn” GM và Chrysler chỉ còn tính bằng tháng. Một cánh cửa thoát hiểm được hé ra cho 2 hãng: Chính phủ Mỹ cho biết sẽ sử dụng tiền của chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP) để hỗ trợ ngắn hạn cho các hãng xe, ngăn chặn tình trạng sụp đổ.

 Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công bố chính thức về lượng tiền hỗ trợ này sẽ là bao nhiêu và thời gian thực thi bao giờ. Các hãng xe trước mắt buộc phải tự cứu mình.

 Hôm nay (13/12), GM thông báo cắt giảm lượng sản xuất xuống 250.000 xe vào quý I/2009. Trong suốt đầu năm 2009, GM sẽ đóng cửa hầu hết nhà máy ở Bắc Mỹ. Và ngay ngày mai, sẽ cho nghỉ việc 300 công nhân ở nhà máy Mansfield, Ohio.

 Có thông tin cho rằng GM đang tiến hành thuê luật sư chuyên về phá sản. Còn phía Chrysler, ngay từ đầu nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng dù có được tiền cứu trợ hay không, hãng xe này vẫn sẽ “chết”.

 



(Theo vtc)

  • BMW - chân dài, cặp đôi hoàn hảo
  • Rinspeed iChange, mẫu concept có thể biến hình
  • Vụ “mua quan, bán tước” chấn động nước Mỹ
  • Mua ôtô trả góp dễ dàng trở lại
  • Thị trường ôtô sẽ thế nào sau những cú "phanh gấp"?
  • Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu ngành ôtô
  • Giá ô tô sẽ tăng trong năm 2009
  • Dòng xe nào cho tương lai?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container