Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương hiệu Volkswagen: Cộng hưởng lợi thế thành ưu thế

Volkswagen là một trong số rất ít hãng chế tạo ôtô trên thế giới duy trì được tình trạng kinh doanh phát đạt dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia và khu vực. Bí quyết thành công của thương hiệu này không khó nhận biết, nhưng việc vận dụng nó lại hoàn toàn không dễ.

Ôtô mang tên thương hiệu Volkswagen và những thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn này
 có ở tất cả các chủng loại mà khách hàng có thể có nhu cầu.

 Mỗi thương hiệu ôtô có bí quyết thành công riêng và có cách ứng phó riêng với tác động của khủng hoảng. Điều khiến Volkswagen, hay đơn giản còn được gọi theo viết tắt là VW, thành công hơn các thương hiệu ôtô khác chỉ là VW không chỉ duy trì được những lợi thế, mà còn biết cách cộng hưởng những lợi thế ấy thành ưu thế nổi trội so với các thương hiệu khác.

Ôtô mang tên thương hiệu này và những thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn này có ở tất cả các chủng loại mà khách hàng có thể có nhu cầu. Uy tín của VW đảm bảo cho sản phẩm mang tên các thương hiệu khác trong tập đoàn và uy danh của các thương hiệu này giúp đề cao uy tín và vị thế của chính VW. Sự bổ xung và bổ trợ lẫn nhau về chủng loại và uy tín giúp cho VW ở thời thế nào và thị trường nào cũng đều có được sản phẩm chủ lực, có những loại được ưa chuộng vượt xa cả không ít thương hiệu lừng danh hàng đầu thế giới như BMW, Mercedes hay Audi của Đức. 

Ngoài Bắc Mỹ, đến nay VW gần như đều đi trước các thương hiệu khác ở thị trường Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ.

VW cũng còn là thương hiệu ôtô có sản phẩm được coi là phù hợp với mọi đặc thù của thị trường bên ngoài nước Đức, chứ không chỉ đáp ứng yêu cầu của mọi diện khách hàng, đặc biệt ở Mỹ, Trung Quốc và các nước đang phát triển. VW nhận ra và tự điều chỉnh để phù hợp với "gu" của mọi thị trường. Chẳng hạn như Châu Âu vốn sùng bái và tôn thờ công nghệ hiện đại thì công nghệ hiện đại được VW thể hiện nổi bật. Trung Quốc thích kết hợp công nghệ của Đức với phụ kiện và lắp ráp trong nước thì VW biến Trung Quốc thành công xưởng và thị trường lớn nhất của mình. Dân Mỹ thích xe to rộng thì VW cũng có loại xe chuyên cho thị trường Mỹ.

Một lợi thế rất đặc biệt và đáng kể của VW là tiết kiệm chi phí sản xuất bằng phương pháp sản xuất và lắp ráp được gọi là "chiến lược cụm linh kiện", có nghĩa là sử dụng cùng loại linh kiện cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau, nghiên cứu gộp nhiều linh kiện lại thành gói để lắp ráp cũng như sửa chữa, thay thế nhanh và dễ dàng. Chiến lược này giúp VW giảm đáng kể chi phí cho nghiên cứu và phát triển, đồng thời hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hệ suất lợi nhuận. Ngay từ rất sớm, VW đã có chiến lược khai phá và chinh phục thị trường ở ngoài Châu Âu. Ngoài Bắc Mỹ, đến nay VW gần như đều đi trước các thương hiệu khác ở thị trường Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ.

Tất cả những thế mạnh riêng đó được VW cộng hưởng trong chiến lược chung, hài hoà về tổng thể mà vẫn đảm bảo thích hợp với từng loại thị trường và diện khách hàng. Nhờ thế, thương hiệu này tránh được tác động tiêu cực từ khó khăn về kinh tế và thị trường. Nghe qua tưởng rất lý thuyết và không lạ. Vậy mà đến nay mới chỉ thấy có thương hiệu này vận dụng thành công.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Giải cứu” ngành công nghiệp ôtô: Phụ thuộc vào chính sách
  • Ô tô 5 chỗ sắp đại hạ giá
  • Môtô phân khối nhỏ ở châu Á: Bánh ngon nhưng khó ăn
  • Thị trường ôtô: Nửa vui, nửa buồn
  • Sẽ có thị phần cho ôtô “made in Vietnam”?
  • Thị trường ô tô: Cung lụy cầu?
  • Vì sao giá ôtô ở Việt Nam đắt nhất thế giới?
  • Trung Quốc soán ngôi quán quân xuất khẩu ôtô vào Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container