Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các đối thủ cạnh tranh tác động đến XK thủy sản

Các thị trường & đối thủ cạnh tranh tác động đến XK thủy sản của Việt Nam.

 Thị trường Hoa Kỳ

Theo số liệu mới nhất do NMFS vừa công bố, tổng lượng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ tháng 5/2009 đạt 195,07 nghìn tấn với trị giá đạt 1,121 tỷ USD, tăng 2,8% về lượng nhưng lại giảm 4,75% về trị giá so với tháng 5/2008 và tăng 10,8% về lượng và 14,4% về trị giá so với tháng 4/2009.

Trong đó, thị phần thủy sản của Việt Nam đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước và so với tháng 4/2009. Lượng tôm cỡ nhỏ và trung bình, cá rô phi (đặc biệt là cá rô phi filet đông lạnh), cua, cá da trơn (đặc biệt là cá tra của Việt Nam) và cá tuyết nhập khẩu vào Mỹ đã tăng rất mạnh trong tháng 5/2009 so với tháng 4/2009. Xu hướng này còn tiếp tục trong những tháng tới.

Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ đối với cá da trơn Pangasius fillet đông lạnh (cá tra, basa), nhóm hàng là lợi thế của Việt Nam tăng mạnh. Trong khi đó lượng nhập khẩu cá da trơn Icalurus fillet đông lạnh giảm nhiều, nguyên nhân là do lượng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm tới gần một nửa, chỉ đạt 2,9 nghìn tấn. Đây chính là điều kiện để cá tra, basa của Việt Nam mở rộng được thị phần và thương hiệu tại thị trường Mỹ.

Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ trong tháng 5/2009 tăng 6,3% về trị giá so với tháng trước, nhưng tính cả 5 tháng đầu năm thì kim ngạch nhập khẩu vẫn giảm tới hơn 4,2% so với cùng kỳ năm 2008. Nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ trong những tháng tới sẽ tiếp tục tăng mạnh, tuy nhiên nguồn cung tôm sú của hầu hết các nước cung cấp chính đều giảm mạnh ngoại trừ Ấn Độ. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Cá ngừ nhiệt đới khu vực Bắc - Nam Mỹ (IATTC) thì sản lượng khai thác cá ngừ của Mehico tính đến hết tháng 5 năm 2009 đạt 59.591 tấn, của Ecuađo đạt 75.314 tấn và Venezela đạt 23.191 tấn. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Mehico tới thị trường Mỹ sẽ hồi phục trở lại sau một thời gian dài bị cấm do Hoa Kỳ cho rằng việc đánh bắt cá ngừ của Mehico đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với loài cá heo trên khu vực biển nước này. Đây sẽ là một bất lợi với các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tới Mỹ do chịu sự cạnh tranh mạnh từ Mêhicô.

Ngày 01/07/2009, Chính Phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch thế chấp mới 1,4 tỷ Baht (41 triệu USD) nhằm hỗ trợ 10.000 tấn tôm chân trắng. Uỷ ban Chính sách hỗ trợ Nông dân đã thông qua  kế hoạch này và Tổ chức (Public Warehouse Organisation - PWO) là đơn vị triển khai từ ngày 15/07 đến ngày 30/09/2009. Ngoài ra, Chính Phủ Thái Lan còn chi 190 triệu Baht (6 triệu USD) cho việc quản lý dự án này. Theo dự kiến, Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 390 nghìn tấn tôm, do sản lượng chỉ đạt khoảng 400 nghìn tấn. Thái Lan đang là đối thủ xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam tới Mỹ và một số thị trường khác.

Thị trường Nhật Bản

 Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã tăng trở lại nhờ giá giảm, lượng tôm tồn kho đang thấp. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nhập khẩu Nhật Bản vẫn đang hy vọng giá có thể giảm hơn trong thời gian tới, khiến cho lượng nhập khẩu trong tháng 5 giảm mạnh, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 15,6% so với tháng trước.

 Dự báo, nửa cuối năm 2009, nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản sẽ tăng mạnh trong tháng 9 - 12 do hiện nay nhập khẩu vẫn thấp, tiêu thụ sẽ tăng trong dịp tháng 8 do lễ hội Obon. Hiện nay Nhật Bản là đối tác thủy sản lớn nhất của Việt Nam (tính theo trị giá) với các sản phẩm như: tôm, mực, bạch tuộc, ghẹ, cá ngừ...

 Nga, Nauy và Chilê sẽ là những nguồn cung có lượng nhập khẩu giảm mạnh trong thời gian tới do tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản trong vụ khai thác mới nhất kết thúc vào cuối tháng 6 đều không khả quan. Do vậy, xuất khẩu của Việt Nam sẽ hồi phục trở lại đặc biệt là mặt hàng tôm đông lạnh, cá ngừ tươi bên cạnh nguồn cung trong nước ổn định thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản có hiệu lực từ tháng 7 năm 2009.

Inđonesia sẽ là đối thủ mạnh nhất của Việt Nam tại thị trường này khi mà lượng xuất khẩu của Inđônêsia liên tục tăng mạnh trong thời gian qua và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh Inđônêsia thì xuất khẩu của Ấn Độ tới Nhật Bản cũng sẽ tăng mạnh do nước này đang gặp nhiều khó khăn từ các thị trường xuất khẩu khác như EU, Nga và Mỹ.

 Thị trường Nga

Theo báo cáo mới nhất của Rosstat, sản lượng chế biến thực phẩm của Nga giảm. Sự suy giảm này là do tác động của kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm sút mạnh, đặc biệt là tầng lớp trung lưu thu nhập giảm mạnh nhất. Sự suy giảm trong tiêu dùng khiến cho các nhà bán lẻ phải đa dạng hóa các sản phẩm phân phối, tăng lượng dự trữ các loại thực phẩm giá cả vừa phải và cắt giảm lượng dự trữ thủy sản. Dự báo, những tháng cuối năm 2009 nhu cầu tiêu thụ thủy sản của nước này sẽ hồi phục trở lại và nhập khẩu thuỷ sản vào Nga sẽ có những cải thiện đáng kể.

Theo thông tin từ Business Standard thì Nga sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản với Ấn Độ bắt từ tháng tới. Như vậy trong những tháng vừa qua ngành công nghiệp thủy sản Ấn Độ liên tục đón nhận những thông tin xấu từ các thị trường nhập khẩu, thứ nhất là việc Bộ thương Mại Mỹ (DOC) vẫn giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đối với con tôm nước này là 0,76%, bên cạnh đó EU cũng đưa ra lời cảnh báo sẽ ngừng việc nhập khẩu thuỷ sản của Ấn Độ do thiếu giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ.

 Hiện nay kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Ấn Độ tới thị trường Nga vẫn tương đối khiêm tốn, tuy nhiên việc lệnh cấm này sẽ gây ra những tổn hại lớn đối với thuỷ sản Ấn Độ trong những năm tới vì Nga hiện là một thị trường đầy tiềm năng, kim ngạch nhập khẩu thủy sản vào Nga đang có sự tăng trưởng vượt bậc, trong khi các thị trường khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU nhu cầu đang dần bão hoà.

 Thị trường EU - Đức

 Xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của người dân EU hiện nay là theo chiều "tăng về chất lượng - giảm về giá cả - thân thiện với môi trường". Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, vệ sinh an toàn  thực phẩm khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường này./

(Theo Baomoi.com // Báo Cà Mau )

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • VN muốn Ukraine sớm công nhận DN xuất thủy sản
  • Xuất khẩu tôm sụt giảm
  • Từ 1/1/2010 xuất khẩu thủy sản sang EU sẽ khó khăn hơn
  • Giá thuỷ sản tăng mạnh
  • Xuất khẩu cá tra sôi động
  • Xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 sẽ đạt trên 400 triệu USD
  • Sắp tới sẽ kiểm soát chặt hàng đông lạnh nhập khẩu
  • Xuất khẩu thuỷ sản có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng mạnh trên một số thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container