Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sắp tới sẽ kiểm soát chặt hàng đông lạnh nhập khẩu

Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và quản lý xuất nhập khẩu sản phẩm động vật. Ngành thú y thời gian qua có nhiều sai sót trong việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ thịt đông lạnh nhập khẩu. Do nhu cầu trong nước cũng như sự chênh lệch về giá cả nên lượng thịt đông lạnh nhập khẩu rất lớn, vượt tầm kiểm soát.

Nhiều nguồn hàng không bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh thú y, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Sáu tháng đầu năm, lượng thịt đông lạnh nhập qua cảng TPHCM và Hải Phòng là 47.800 tấn. Riêng TPHCM mỗi ngày tiêu thụ từ 15 - 20 tấn thịt gia cầm, từ 35 - 45 tấn thịt heo và 15 - 20 tấn thịt trâu, bò.

Trong khi hệ thống lưu trữ, sơ chế, lưu thông thịt đông lạnh của các doanh nghiệp (DN) không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thú y (hệ thống kho không bảo đảm đủ độ lạnh; nhà xưởng sơ chế, cửa hàng không có thiết bị làm mát để bảo quản...).

Thời gian qua do các quy định chưa chặt chẽ nên nhiều trường hợp các lô hàng nhập về được DN đưa về kho riêng nên cơ quan chức năng thường bỏ sót việc kiểm soát, thậm chí có DN tự tiện bán hàng ra thị trường khi chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

Hiện nay, Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT chưa ban hành đầy đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là các loại ngũ tạng, phụ phẩm gia súc, gia cầm nên việc kiểm soát chất lượng vệ sinh loại hàng này gần như bỏ ngỏ.

Khi việc nhập khẩu loại hàng này trở nên phức tạp, cơ quan chức năng buộc phải tạm dừng việc nhập khẩu.

Theo Cục phó Cục Chăn nuôi, nếu cơ quan thú y không phanh phui những vi phạm trong thời gian qua thì lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng sản phẩm nhập khẩu tốt hơn sản phẩm trong nước.

Chúng ta phải đưa ra những quy định, quy chuẩn đặc biệt đối với chất lượng những loại thực phẩm nhập khẩu này như chỉ tiêu về vi sinh, chất lượng (Indonesia đã yêu cầu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho 28 nước xuất khẩu nông sản vào quốc gia này).

Không thể chấp nhận tình trạng nhập khẩu thực phẩm không ghi rõ nguồn gốc, thời hạn sử dụng. Hiện có thông tin sau khủng hoảng, nhiều công ty nước ngoài sẽ tìm cách xả hàng tồn kho, trong đó có thịt và sản phẩm động vật. Cần phải có biện pháp chấn chỉnh ngay, nếu không VN sẽ thành nơi để xả hàng tồn, hàng kém chất lượng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch của bên xuất. Sắp tới, bộ sẽ tổ chức kiểm tra cả cơ sở giết mổ phía xuất khẩu.

Một thực tế bất bình đẳng hiện nay là sản phẩm động vật VN xuất ra nước ngoài bị kiểm tra rất ngặt nghèo nhưng sản phẩm nhập khẩu vào VN gần như không được kiểm soát chặt.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Thú y Vùng VI, cho biết hiện Bộ NN-PTNT đang cho các cơ quan thú y đi khảo sát các quy trình kiểm tra tại các nước, sau đó sẽ xây dựng một quy trình giám sát những sản phẩm này.

Không loại trừ những lô hàng ở cả những nước phát triển có vấn đề, vì thời gian qua có không ít DN gom hàng từ các nước này mà không tính đến chất lượng. Cho nên, vấn đề cấp bách là cần có hàng rào kỹ thuật để hạn chế tình trạng DN không đủ điều kiện vô tư nhập khẩu.

Buộc tái xuất nhiều lô hàng thịt “bẩn”

Báo cáo từ Trung tâm Thú y Vùng VI cho thấy 6 tháng đầu năm có 2.822 lô hàng đông lạnh đăng ký xét nghiệm, trong đó có 48 lô không đạt, phải xử lý (hàng nhập khẩu chiếm 40 lô). Theo đó, đã buộc tái xuất một container bột thịt xương (do nhiễm AND của bò), tái xuất một container hàng cánh gà có nguồn gốc từ Mỹ (do hết hạn sử dụng khi nhập vào VN), tái xuất toàn bộ lô hàng chân gà có nguồn gốc từ Pakistan (không ghi nhà sản xuất, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng).

Cơ quan Thú y Vùng II đã yêu cầu tái xuất 117,075 tấn thịt gia cầm có nguồn gốc từ Úc và Hàn Quốc. Cơ quan Thú y Vùng IV yêu cầu tái xuất 25 tấn thịt gia cầm có nguồn gốc từ Ba Lan.

(Tin tham khảo)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container