Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chế biến thuỷ sản XK: “Đói” nguyên liệu nhưng khó nhập khẩu

Nhập khẩu nguyên  liệu thủy  sản (gồm  tôm, cá,  nhuyễn thể  chân đầu…)  để gia  công, chế  biến hàng  xuất khẩu  đã và  đang trở  thành vấn  đề “nóng”  và hết  sức cần  thiết của  cộng đồng  các doanh  nghiệp chế  biến và  xuất khẩu  thủy sản  Việt Nam  trong nhiều  năm nay  do tình  trạng thiếu  trầm trọng  nguồn nguyên  liệu trong  nước.

Ngoài  việc phát  huy thế  mạnh của  ngành chế  biến thủy  sản xuất  khẩu, nhập  khẩu nguyên  liệu để  chế biến  hàng xuất  khẩu còn  thúc đẩy  tăng kim  ngạch xuất  khẩu, góp  phần quay  vòng ngoại  tệ nhanh  hơn và  hạn chế  nhập siêu.  Tuy nhiên,  việc nhập  khẩu nguyên  liệu đã  và đang  gặp không  ít khó  khăn về  chính sách,  thủ tục  nhập khẩu  liên quan…

Từ đầu năm đến nay, các nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu chỉ hoạt động 40 – 60% công suất do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, đội tàu khai thác xa bờ chưa phát huy được hiệu quả, lượng tôm nuôi không đủ cho chế biến đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu…

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 3 năm qua, mỗi năm cả nước nhập khẩu khoảng 140.000 – 150.000 tấn thủy hải sản các loại, trị giá 300 – 320 triệu USD, bao gồm cả con giống, cá cảnh, hàng trả về, trong đó đa phần là nguyên liệu thủy sản đông lạnh để chế biến tái xuất khẩu (chiếm khoảng 96%).

Tuy nhiên, việc NK nguyên liệu thủy sản đông lạnh để gia công, chế biến hàng xuất khẩu lại đang gặp nhiều khó khăn khi cùng một lúc phải chịu các thủ tục kiểm soát đồng thời của 4 văn bản hiện hành của Bộ NN&PTNT: Quyết định 118/2008, Thông tư 78/2009, Thông tư 06/2010 và Thông tư 25/2010 với việc kiểm soát đồng thời của Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD).

Theo quy định của 4 văn bản trên, các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để gia công, chế biến hàng xuất khẩu sẽ phải xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng, Giấy chứng nhận chất lượng (Health Certificate – H/C) lô hàng do cơ quan thẩm quyền nước xuất cấp cho Cục Thú y, NAFIQAD và cả Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu (đối với Giấy H/C). Việc áp dụng bắt buộc này khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc thông quan bởi không phải nhà xuất khẩu nào cũng đồng ý cấp Giấy H/C cho các lô hàng xuất khẩu sang Việt Nam; và nếu có cấp thì doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm khoản phí phát sinh do kiểm tra, kiểm nghiệm, lưu kho bãi...

Bên cạnh đó, tỉ giá đồng USD tăng cũng khiến doanh nghiệp đã khó khăn càng khó khăn hơn, trong khi giá NK nguyên liệu thủy sản thường cao hơn 15 - 20% so với giá mua nguyên liệu trong nước.

Do vậy, trong thời gian tới, chính phủ cần xem xét điều chỉnh, cắt giảm thuế NK thủy sản xuống 0% như nhiều nước trong khu vực, thay vì mức thuế 10%, 20% như hiện nay. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT, Nafiqad và các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc NK nguyên liệu thủy sản của các doanh nghiệp như đơn giản hóa thủ tục hành chính, ưu tiên thông quan đối với các lô hàng thủy sản đông lạnh….

(vasep)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Nuôi thủy sản ở ĐBSCL: Đuối sức!
  • Tôm và hải sản tăng giá do tràn dầu tại Mỹ
  • Những bất cập trong đánh bắt thủy sản ở Bạc Liêu
  • Đồng Euro mất giá - Xuất khẩu thủy sản gặp khó
  • Vay vốn ngân hàng Thế giới hỗ trợ người nuôi tôm
  • Nghề cá ở Trường Sa
  • Sản lượng thủy sản khai thác đạt 42% so với kế hoạch
  • Cá tra, càng nuôi càng mắc nợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container