Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra, càng nuôi càng mắc nợ

Giá bán cá nguyên liệu dưới giá thành, nhiều hộ nuôi cá tra tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã phải treo ao, có nguy cơ bỏ nghề. Nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất khó tiếp cận, khả năng tái sản xuất càng mong manh, nợ ngân hàng càng thêm nặng gánh.

Anh Nguyễn Văn Phú, ở thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cho biết, giá một kg thức ăn hiện tương đương với giá bán một kg cá thịt trắng thương phẩm là 16.800 đồng. Đó là chưa kể chi phí thuê người nuôi, thuê ao, thuốc… Vì thế, qua 2 vụ nuôi năm 2009, 2 ha ao nuôi cá của gia đình anh Phú đã bị lỗ gần 3 tỷ đồng.

Bán ao trả nợ

“Vốn vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng đến nay vẫn không có tiền để trả. Tôi đang rao bán mấy ao cá để lấy tiền trả nợ mà vẫn chưa có ai hỏi mua”, anh Phú buồn bã. Đó cũng là tình cảnh chung của hàng nghìn hộ nuôi cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay.


Khoảng 80% số hộ ở làng sản xuất cá tra giống cù lao Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cũng muốn bỏ nghề vì lỗ. Ông Võ Hoàng An, chủ một cơ sở sản xuất cá tra bột ở địa phương này, cho biết: “Huyện Hồng Ngự có hơn 70 cơ sở sản xuất cá bột và hàng trăm hộ dân ươm nuôi cá tra giống (trên diện tích gần 560 ha) lâm vào cảnh ế ẩm vì nhiều người nuôi cá tra nguyên liệu treo ao. Nợ ngân hàng, nợ cơ sở bán thức ăn chăn nuôi... đang vây bủa mà không biết cách nào để trả”.

Tại An Giang, nơi mà nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra được xem là một mũi nhọn kinh tế, diện tích nuôi cá tra hiện giảm còn dưới 1.000 ha, chỉ bằng 70% so với năm 2009. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, nợ quá hạn cho vay nuôi cá tra của các ngân hàng trên địa bàn đã lên đến  52 tỷ đồng. 155 hộ nuôi cá tra vì thua lỗ, hết vốn đang đứng trước nguy cơ bỏ nghề.

Ngân hàng, doanh nghiệp “làm khó”

Chưa kịp mừng vì chủ trương hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho nông dân, nhiều hộ nuôi cá đã phải “méo mặt” chạy lo thủ tục vay vốn. Anh Nguyễn Văn Phú, ở thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, cho biết, một trong những điều kiện để được vay vốn là người vay phải có hoá đơn đầu vào. Thế nhưng, phần lớn người nuôi cá khi mua thức ăn chăn nuôi đều không lấy hoá đơn, chưa kể đến trường hợp nuôi bằng thức ăn tự chế nên bị bị ngân hàng từ chối cho vay vốn.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn kiêm Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh Đồng Tháp, đến nay, chỉ khoảng 40% số hộ nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Rất nhiều hộ do chưa trả xong nợ cũ nên khó vay vốn mới. Mặt khác, theo quy định của ngân hàng, hộ nào có phương án sản xuất đáp ứng điều kiện của họ mới được vay và được hưởng lãi suất ưu đãi. Ông Quốc nhận định: “Với đa phần người nông dân thì đây là điều kiện khá cao, không dễ đáp ứng. Mặt khác, nếu họ vay tiền ở tổ chức tín dụng này để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác thì bị xem là đảo nợ, cũng không được vay vốn ưu đãi”.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra lại công bố đã chủ động được 60 - 80% nguyên liệu nên hạn chế mua cá tra nguyên liệu của nông dân. Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, nhận định: “Qua khảo sát của chúng tôi, hiện tại có rất ít doanh nghiệp xây dựng được vùng nuôi riêng. Trong khi, tổng công suất của các nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL đến nay đã gấp đôi sản lượng cá nguyên liệu của toàn vùng. Việc công bố thông tin không mua thêm cá tra nguyên liệu thực chất chỉ là cách để giành về mình quyền quyết định giá thu mua cá của nông dân”.

(Đất Việt)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Cá ngừ Việt Nam đối mặt nguy cơ thu hẹp thị trường
  • Ngày mùa cá tra
  • ĐBSCL: Không mở rộng diện tích nuôi tôm sú
  • Quy định IUU vẫn là “chướng ngại vật” lớn của hải sản khai thác Việt Nam
  • Xuất khẩu cá ngừ đối mặt nguy cơ thu hẹp thị trường
  • Điêu đứng vì tôm bệnh
  • Ngành thủy sản phát triển mô hình liên kết “hai nhà”
  • Nhiều doanh nghiệp thủy sản mở rộng xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container