Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chi phí tăng, nông dân nuôi cá tôm vẫn có lãi

Những tháng đầu năm 2011, chi phí đầu vào nghề nuôi thủy sản tăng khiến bà con nông dân ĐBSCL gặp một số khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, giá cả hầu hết các loại tôm cá đều tăng mạnh, người nuôi vẫn có lợi nhuận khá cao.

Ảnh minh họa

Giữa tháng 3/2011, các công ty sản xuất thức ăn thủy sản như: CP, Việt Thắng, Cargill, UP, ... đều đồng loạt tăng giá thức ăn từ 150-300 đồng/kg. Theo ông Trần Vũ Trường Lâm - quản lý khu vực Tiền Giang, Bến Tre Công ty cổ phần Thủy sản Việt Thắng (Đồng Tháp), hiện nay, thức ăn cá tra Việt Thắng loại 260N có giá 10.610 đồng/kg. Lần tăng giá thức ăn gần đây nhất của công ty là vào ngày 4/4 với mức tăng 300 đồng/kg.

Ông Nguyễn Quang Hữu - một thương lái chuyên cung cấp tôm giống cho các hộ nuôi ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), cho biết, giá tôm sú giống sản xuất trong tỉnh Tiền Giang có giá 50-55 đồng/con, tôm giống nhập từ tỉnh ngoài và có qua kiểm dịch có giá 60-65 đồng/con. Còn tôm sú của các công ty cung ứng giống lớn như: CP, UP, … có giá 80-85 đồng/con. Trung bình mỗi con tôm giống tăng khoảng 10-30 đồng/con so với cùng thời điểm năm ngoái.

Theo kết quả khảo sát tại các cơ sở kinh doanh cá tra giống ở Tiền Giang, cá tra giống cỡ từ 1,2-1,5 cm có giá từ 1.000-1.500 đồng/con, cá cỡ từ 1,5-2,0 cm có giá từ 1.500-2.000 đồng con. Trong khi cũng vào cuối tháng 3 năm ngoái, mỗi cỡ giống rẻ hơn từ 500-800 đồng/con.

Theo tính toán của các chuyên gia ngành nông nghiệp, với giá thức ăn hiện nay cộng với các chi phí khác như: con giống, nhân công, hoá chất xử lý môi trường, … đã làm cho giá thành sản xuất cá tra tăng lên 22.000 đồng/kg. Tại Tiền Giang, giá bán cá tra trên thị trường khoảng 27.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người nuôi còn lời 5.000 đồng/kg. Mỗi ha mặt nước nuôi cá tra cho sản lượng 250-300 tấn, người nuôi thu lợi nhuận 1,2-1,5 tỷ đồng.

Đối với tôm sú, chi phí đầu vào hiện nay là 105.000 đồng/kg trong thời gian nuôi 4 tháng (trung bình đạt 40 con/kg), với giá bán hiện nay khoảng 205.000 đồng/kg. Như vậy sau khi trừ chi phí, người nuôi còn lời khoảng 100.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ha mặt nước thu hoạch được 5 tấn tôm thì người nuôi có lãi từ hoạt động nuôi tôm là 500 triệu đồng/vụ (mỗi năm có thể nuôi 2 vụ).

Còn tôm thẻ chân trắng (loại 100con/kg) hiện có giá 93.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu vào khoảng 50.000 đồng/kg thì người nuôi còn lời được 43.000 đồng/kg. Mỗi ha thu hoạch trung bình 7,5 tấn thì người nuôi tôm thẻ cũng thu lợi nhuận trên 300 triệu đồng/vụ (có hộ nông dân nuôi mỗi năm 4 vụ).

Mức lợi nhuận như trên, có thể nói là rất hấp dẫn đối với bà con nông dân. Do đó, những bà con có ao nuôi và nguồn vốn đều tranh thủ thả tôm để mong “kịp giá”. Ông Nguyễn Văn Hải – nông dân nuôi tôm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết: “Tôi có 2 ao với diện tích 8.000 m2, năm ngoái tôi chỉ thả nuôi 1 ao lớn 5.000 m2, ao còn lại làm ao lắng. Tuy nhiên, năm nay một phần vì có vốn do lời vụ tôm năm ngoái, một phần vì giá tôm quá cao nên năm nay tôi quyết định dùng cả ao lắng để thả tôm”.

Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, tính hết quý I/2011 diện tích thả giống tôm sú nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh trên địa bàn tỉnh là 300,4 ha (tăng 53,8 % so với cùng kỳ năm 2010). Diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 269,1 ha (tăng 98,89%).

Riêng đối với cá tra tình hình có vẻ ảm đạm hơn khi diện tích nuôi có dấu hiệu suy giảm. Hiện Tiền Giang có 127 ha nuôi cá tra, giảm 7,5 ha so với cùng kỳ năm 2010, trong đó chủ yếu là của doanh nghiệp chế biến thủy sản thuê ao của dân để chủ động nguồn nguyên liệu.

Hiện nay, giá tôm cá đang “xô mọi kỷ lục” nên người nuôi tôm cá vẫn thu lợi cao dù chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên trong dài hạn, giá tôm cá có thể giảm do cân đối cung cầu thị trường. Do đó, ngoài phần hỗ trợ của các cơ quan chức năng, để nuôi tôm cá có hiệu quả và bền vững, bà con phải chú ý chất lượng tôm giống, làm tốt công tác cải tạo ao nuôi, nuôi thưa theo quy trình sinh học, không sử dụng hoá chất, kháng sinh. Bên cạnh đó, bà con cũng cần phải trang bị kiến thức khoa học, kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Thành Công -Chi cục Thủy sản Tiền Giang 

(Theo // Tin Chính phủ)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • "Cửa mở" cho thủy sản Việt Nam sang Nhật
  • Diêm dân đổ xô nuôi artemia
  • Thêm 53 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào châu Âu
  • Họp 4 bên về vấn đề cá tra tại Thụy Sĩ
  • Phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt
  • Hiệu quả nuôi tôm càng xanh trên ruộng nước nổi ở Ðồng Tháp
  • Phòng, chống dịch bệnh thủy sản: Chưa được coi trọng đúng mức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container