Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Cửa mở" cho thủy sản Việt Nam sang Nhật

Nhật Bản đang bắt đầu “hồi sinh” sau thảm họa kép. Đất nước này có nhu cầu tiêu thụ 9 triệu tấn thủy sản mỗi năm, trong khi khả năng sản xuất nội địa mới đạt 5,6 triệu tấn, nên nhu cầu NK là rất lớn (hơn 3,4 triệu tấn/năm).
 
Đối với Việt Nam, Nhật Bản là thị trường XK thủy sản lớn thứ 2 với doanh số gần 900 triệu USD trong năm 2010.

Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) Trương Đình Hòe cho biết, mấy ngày qua, các DN thủy sản Việt Nam liên tục nhận được yêu cầu từ phía các nhà nhập khẩu Nhật Bản hối thúc giao hàng nhanh. Theo ông Hòe: "Nguyên nhân do sợ bị nhiễm phóng xạ, nên người dân Nhật không dám ăn hàng thực phẩm trong nước. Việc khai thác thủy sản của họ cũng đang bị hạn chế do nhiều vùng biển bị nhiễm phóng xạ. Các kho lạnh dự trữ thì bị cúp điện. Chính vì thế nhu cầu cần hàng thủy sản an toàn nói riêng, thực phẩm nói chung để tiêu dùng đang rất cao ở Nhật Bản". 

Mặc dù cửa mở nhưng các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn cần thận trọng
trong việc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cuả thị trường khó tính này
 
Là DN chế biến & xuất khẩu mặt hàng tôm các loại (không có sản phẩm từ cá), từ đầu năm đến nay, CTCP thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) đã XK 17 triệu USD, trong đó thị trường Nhật Bản chiếm 30% tổng giá trị XK. Hôm 4/4/2011, ông Trần Văn Phẩm - TGĐ Stapimex cho biết: Bình quân hàng năm, Stapimex xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 20-25 triệu USD/năm. Nhịp độ XK sang Nhật Bản những tháng đầu năm khá đều. Mùa XK sôi động sang Nhật Bản thường tập trung vào các tháng cuối năm, theo tập quán của người Nhật mua sắm để đón Noel, năm mới… Theo ông Phẩm: Cái khó khi làm ăn với Nhật Bản là nước này thường áp dụng các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm cao gấp 10 lần so với các thị trường khác, kể cả Canada, Mỹ, EU. Ông Phẩm băn khoăn: Liệu trong hoàn cảnh khó khăn (do ảnh hưởng “thảm họa kép” vừa qua), Nhật Bản có nghĩ tới giải pháp “nới lỏng” các chỉ tiêu thắt ngặt để bù đắp sản lượng thiếu hụt…

Fimex VN/Sao Ta (Sóc Trăng) là DN có tới 70-80% sản lượng XK hàng năm sang Nhật Bản, ông Hồ Quốc Lực - TGĐ cho biết: Do người tiêu dùng Nhật Bản đang có tâm lý không dám dùng thực phẩm cung cấp từ trong nước (những địa phương xung quanh khu vực xảy ra sự cố hạt nhân) nên nhiều khách hàng của Fimex VN liên tục đề nghị giao hàng trước thời hạn ký hợp đồng.  

Đồng quan điểm với ông Phẩm, TGĐ Cty CP Thủy sản sạch VN (Vina Cleanfood) Võ Văn Phục cũng cho biết 60-70% sản lượng tôm của Vina Cleanfood xuất khẩu sang Nhật Bản, lúc này hàng xuất cũng chưa sôi động. Hằng năm Nhật Bản có những đợt tiêu thụ thủy sản lớn như tuần lễ vàng, Giáng sinh, năm mới...

Cty Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) - DN đứng đầu về xuất khẩu tôm hiện nay (276 triệu USD trong năm 2010) - cho biết: Không những hối thúc DN Việt Nam đưa hàng qua sớm để người dân của họ có thực phẩm tiêu thụ, mà các nhà nhập khẩu Nhật Bản còn ráo riết ký thêm nhiều hợp đồng mới. Đại diện DN nói: "Hợp đồng cũ chưa giao xong mà mấy ngày nay họ còn ký thêm với chúng tôi vài hợp đồng mới xuất khẩu tôm qua Nhật với giá cả không hề giảm." 

Ở một động thái liên quan, ông Nguyễn Trung Dũng - Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), nguyên tham tán thương mại VN tại Nhật cũng xác nhận điều này. Ông Dũng cho hay: Cùng với rau quả, thủy hải sản là nhóm mặt hàng có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Một số vùng biển của Nhật đã có phát hiện bị nhiễm phóng xạ. Tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản là không dám sử dụng các sản phẩm thực phẩm xung quanh những khu vực này. Do thảm họa động đất, sóng thần vừa qua nên việc đánh bắt thủy hải sản của Nhật cũng bị hạn chế. Thay vào đó, họ buộc phải tăng nhập khẩu. Trước đây, người Nhật rất thích tôm và mực nhập khẩu từ VN. Riêng tôm, hiện VN đang chiếm trên 20% thị phần tôm nhập khẩu ở Nhật Bản và là một trong hai quốc gia (cùng với Indonesia) chiếm thị phần lớn nhất. Hiện tại, theo các chuyên gia nhận định: Nguy cơ hải sản nhiễm xạ sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu hải sản của Nhật, dù hiện tại nước này đã nhập khẩu 40% mặt hàng này. Tình trạng nhập khẩu ồ ạt vào Nhật cũng có nguy cơ đẩy giá thực phẩm khu vực tăng lên.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Diêm dân đổ xô nuôi artemia
  • Thêm 53 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào châu Âu
  • Họp 4 bên về vấn đề cá tra tại Thụy Sĩ
  • Phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt
  • Hiệu quả nuôi tôm càng xanh trên ruộng nước nổi ở Ðồng Tháp
  • Phòng, chống dịch bệnh thủy sản: Chưa được coi trọng đúng mức
  • Giá cá tra tăng cao kỷ lục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container