Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội nhìn lại cá tra của mình

Một chủ đề nóng của ngành cá tra năm 2011 là sản lượng xuất khẩu cá tra trong năm nay sẽ giảm do không có đủ nguyên liệu sản xuất.

Nếu như năm 2010, xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỉ USD thì năm nay chỉ tiêu xuất khẩu chỉ đưa ra là 1 tỉ USD.

Nguyên nhân không đủ nguyên liệu cá tra được lý giải do giá thức ăn tăng cao khiến người nuôi thua lỗ; DN và người nuôi khó vay vốn từ ngân hàng, nếu vay được thì phải chịu mức lãi suất quá cao… Từ đây, xuất khẩu cá tra lộ rõ sự thiếu bền vững về việc thiếu thừa nguyên liệu mà bao năm qua vẫn không thể khắc phục được.

Những năm gần đây, cá tra được coi là hiện tượng của ngành thủy sản Việt Nam và cả thế giới. Từ một loài cá “vô danh tiểu tốt” không ai biết tới thì chỉ hơn chục năm, loài cá này đã trở thành một thế lực đáng sợ mà bất cứ mặt hàng thủy sản nào cũng phải kiêng dè.

Tuy nhiên, thực tế những năm qua, đi kèm với sự bùng nổ về số lượng xuất khẩu thì giá bán cá tra tới các thị trường ngày càng giảm mạnh. Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho thấy trong vòng 10 năm, giá trung bình xuất khẩu cá tra từ 3,76 USD/kg đã giảm còn 2,14 USD/kg. Chỉ có một lý do giải thích cá tra ngày càng mất giá đó là sự phát triển ồ ạt, vượt qua cả sự quy hoạch và tầm quản lý của cơ quan chức năng. Từ đó dẫn đến còn nhiều DN chế biến làm ăn không lành mạnh khi thu mua nguyên liệu kém chất lượng, chế biến rồi chào bán chỉ 1,6 USD/kg hoặc thấp hơn, trong khi giá trung bình của công ty làm ăn nghiêm túc là 2,5 USD/tấn.

Theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt của VASEP, việc thiếu nguyên liệu cá tra trong năm 2011 chưa hẳn là điều đáng buồn bởi đây là dịp để chấn chỉnh lại nghề nuôi cá tra cũng như xuất khẩu. Thiếu nguyên liệu còn là dịp để toàn ngành cá tra soi lại chính mình, rồi từ đó tìm cách xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu và sàng lọc DN yếu kém, bán phá giá dẫn tới giá xuất khẩu xuống thấp như vừa qua.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Đưa cá tra Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ”, WWF khuyến cáo người tiêu dùng thế giới: Hãy sử dụng cá tra Việt Nam
  • Nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội: Thua thiệt vì nguồn nước
  • Tôm giúp ngành thuỷ sản vượt khó
  • Nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệt
  • Đến 2015, khai thác và nuôi trồng 6 triệu tấn thuỷ sản
  • 2010: Ngành thủy sản vượt các chỉ tiêu
  • Cá kèo hồi sinh
  • WWF vì lợi ích riêng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container