Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai bộ nhùng nhằng, ai chịu thiệt?

Nông dân thu hoạch tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL. Ảnh: Quách Vũ.

Đã khoảng một tháng trôi qua, nhưng chuyện hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường “tranh cãi” nhau về chuyện con tôm thẻ chân trắng vẫn chưa ngã ngũ.

Ai cũng… sai!

Nhiều người không khỏi thắc mắc, rằng tại sao tôm thẻ chân trắng (TTCT) đã có mặt ở Việt Nam trên dưới mười năm, nhưng giờ này Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) mới lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai? Bởi những cảnh báo chung chung, không đưa ra những bằng chứng khoa học xác thực như vậy, không cần phải đợi đến bây giờ. Ngay Giáo sư Mai Đình Yên, Phó chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam, người trực tiếp tham gia Hội đồng Tư vấn Khoa học do Bộ TNMT thành lập để tư vấn, thẩm định danh mục loài ngoại lai xâm hại, cũng lập luận: về mặt khoa học, cho đến giờ phút này, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào ở Việt Nam đề cập đến việc TTCT không có hại đối với đa dạng sinh vật ở trong nước. Mới chỉ có một số tài liệu, nghiên cứu nói TTCT gây bệnh Taura cho tôm sú bản địa.

Hồi TTCT mới “làm quen” với nông dân Việt Nam, dường như Bộ TNMT cũng chẳng để tâm đến. Khi đó, chỉ có Bộ Thủy sản (nay sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỏ ra thận trọng và chỉ cho nuôi thử nghiệm ở một số vùng. Và bây giờ, khi một số nông dân, doanh nghiệp… khá lên nhờ TTCT, Bộ TNMT mới nhớ đến!

Tuy nhiên, nói một cách khách quan, cả hai bộ đều có cái lý lẽ riêng. TTCT có những ưu điểm riêng so với tôm sú và có thể đem lại lợi nhuận cao. Nhiều nơi trên thế giới cũng đã chấp nhận cho phát triển diện tích nuôi TTCT. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỏ ra ủng hộ.

Nhưng việc Bộ TNMT cảnh báo, nhiều người cũng không khỏi âu lo. Bởi dù sao, khả năng TTCT lây truyền bệnh Taura vẫn là có. Như tại Thái Lan, đã có nghiên cứu cho thấy TTCT thoát ra môi trường tự nhiên và phát triển thành quần đàn, cạnh tranh thức ăn và đánh đuổi, xâm chiếm vùng sinh sống, khu cư trú của những loài sinh vật bản địa cùng loại. Đặc biệt nhiều bệnh trên TTCT như bệnh Taura đã lây qua tôm càng xanh và nhiều loại tôm bản địa khác của Thái Lan. Do đó, khi chưa có nghiên cứu chuyên sâu, tổng kết sau quá trình dài nuôi thử nghiệm tại Việt Nam, nhưng Bộ NN&PTNT vẫn để phát triển diện tích nuôi TTCT lên đến 25.000 héc ta là chưa đúng! Bởi một khi cảnh báo thành sự thật, với diện tích nuôi như vậy, tác hại sẽ rất lớn. Đặc biệt là khi nuôi TTCT, nông dân phải đầu tư cao hơn ít nhất ba lần so với nuôi tôm sú.

Một điều đáng nói nữa là tuy đã khoảng một tháng trôi qua, nhưng tranh cãi giữa hai bộ vẫn chưa ngã ngũ. Nông dân, doanh nghiệp chế biến và nhất là những doanh nghiệp nhập khẩu TTCT giống, nhấp nhỏm không dám đầu tư và lo lắng sợ cơ hội trôi qua.

Ai thiệt thòi?

Được nuôi TTCT như thế nào và nuôi ở vùng nào, theo cách nào với những bằng chứng và nghiên cứu khoa học cụ thể? Đó là điều mà chính những nông dân nuôi tôm cả nước đang trông chờ, nhất là khi nhiều nước như Thái Lan, Ấn Độ… đang phát triển đối tượng nuôi này khá rầm rộ.

Có thêm lựa chọn về vật nuôi trước hết sẽ có lợi cho nông dân. Tất nhiên, phát triển phải trên cơ sở chậm mà chắc! Rõ ràng, TTCT dù có nhược điểm nhưng vẫn đã làm giàu cho không ít người nuôi. Ngược lại, con tôm sú cũng không chỉ có toàn ưu điểm. Bởi vậy, không lẽ chỉ vì có nhược điểm mà TTCT bị cấm đoán thì e là bất công... Vấn đề là tác hại của chúng có khả năng gây ra trong điều kiện nào, làm cách nào để khống chế và ngăn chặn? Và nếu nuôi thì sẽ quy hoạch ở vùng nào, số lượng bao nhiêu, hướng phát triển ra sao… để tính toán đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý cho phù hợp? Điều này không khó nếu các cơ quan quản lý xắn tay thực hiện, với sự hợp tác của các nhà khoa học.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN&PTNT), cho rằng cần phát triển đồng bộ tôm sú và TTCT, vì mỗi loại có ưu, khuyết điểm riêng. Chẳng hạn, nếu nuôi tôm sú sẽ phải tiếp tục bắt tôm bố mẹ từ ngoài biển, ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản tự nhiên và làm tăng khả năng du nhập bệnh mới. Trong khi TTCT đã được nuôi khép kín vòng đời từ con giống đến bố mẹ, kiểm soát được dịch bệnh mới…

Nhưng cũng đã có ý kiến cho rằng, nếu cho phát triển TTCT thì trước mắt phía được lợi nhiều nhất là các doanh nghiệp bán tôm giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản. Bởi với thời gian thu hoạch chỉ sau ba tháng nuôi, TTCT ngốn lượng thức ăn, thuốc… gấp nhiều lần so với tôm sú. Diện tích càng tăng, các doanh nghiệp bỏ túi càng nhiều.

Trên thực tế, tôm sú hiện vẫn chưa thoát khỏi cơn dịch bệnh nên TTCT đang được nhiều nông dân xem là một cứu tinh, để tránh cảnh bỏ hoang những vuông tôm. Các doanh nghiệp chế biến và hàng ngàn công nhân cũng ngày đêm trông chờ những xe tải chở đầy ắp tôm nguyên liệu, hòng thoát cảnh hoạt động cầm chừng. Bởi thời gian qua, nhiều nhà máy chế biến ở ĐBSCL chỉ hoạt động 30-50% công suất, khi con tôm sú nguyên liệu khan hiếm dần vì dịch bệnh… Vậy mà hiện nay cả Bộ NN&PTNT lẫn Bộ TNMT vẫn chưa hết tranh cãi.

 

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Vệ sinh thủy sản Việt Nam tương đương Nhật Bản
  • Tôm thẻ chân trắng ra khỏi danh mục loài xâm hại
  • Ngư dân tỉnh Cà Mau trúng đậm mùa mực tươi
  • Nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội: Chưa có cán bộ chuyên trách
  • Nuôi tôm thẻ chân trắng có thể bị phạt
  • Doanh nghiệp FDI lấn lướt trong thủy sản
  • Xuất khẩu cá tra có thể phải đáp ứng nhiều điều kiện mới
  • Cạnh tranh nguyên liệu: Doanh nghiệp “nội” yếu thế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container