Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hóa giải thách thức của thủy sản

Tiêu chuẩn ATVSTP của thủy hải sản phải thực hiện từ ao nuôi cho đến thức ăn cho cá, thuốc thú y... cứ không chỉ trong nhà máy chế biến.
Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản VN, trong đó có vùng ĐBSCL những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên, ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Theo các chuyên gia, 3 thách thức lớn hiện nay đối với ngành chế biến thủy hải sản là nguyên liệu, chất lượng và thị trường.

Ba thách thức lớn

Vấn đề ổn định và cung ứng đủ nguyên liệu cho chế biến luôn là vấn đề đau đầu nhất đối với ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản VN. Hiện sản lượng tôm nuôi cả nước đạt khoảng 500.000 tấn (trong đó có 200.000 tấn tôm thẻ chân trắng), diện tích nuôi cá tra đạt khoảng 600.000 ha với sản lượng khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn nguyên liệu cho XK, so với khả năng XK của VN thì không đáp ứng đủ. Lấy ví dụ năm 2011, tổng khối lượng XK thủy sản VN đạt khoảng 1,5 triệu tấn (70% từ nuôi trồng và 30% từ đánh bắt tự nhiên). Không đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhiều DN phải chịu lỗ khi “cắn răng” mua nguyên liệu bên ngoài với giá cao.

Ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng GĐ Cty CP Gò Đàng (Tiền Giang ) cho biết, giá cá tra thịt trắng nguyên liệu XK đang có giá 27.000 - 27.500 đồng/kg mua tại ao, giảm so với một tuần trước đây nhưng vẫn cao, bởi sau khi trừ các chi phí thì XK gần như DN không còn lãi.

Theo Vasep, lý do thiếu nguyên liệu do chi phí đầu vào cho nuôi trồng, khai thác nguyên liệu quá lớn và không ổn định...

Một nguyên nhân khác là quan hệ giữa ngành chế biến và ngành nuôi trồng cho đến nay chưa gắn kết bền vững và ổn định. DN chế biến thủy sản luôn than phiền bị thiếu nguyên liệu, nhất là vào những tháng cuối năm, trong khi đó người nuôi lại kêu bị ép giá, không bảo đảm được đầu ra, bị lỗ vốn...

Thách thức thứ hai là chất lượng. Trong khi thị trường ngày càng khắt khe về chất lượng VSATTP thì VN vẫn chưa có một hệ thống toàn chuỗi đảm bảo vấn đề này. Đây đó vẫn xảy ra tình trạng một số tiểu thương, người nuôi vì ham lãi cao đã gian dối bơm tạp chất vào thủy sản (nhất là tôm), ướp hóa chất giữ tươi... Các DN chế biến chỉ cần sơ hở là sẽ có lô hàng bị lẫn tạp chất, bị mất uy tín, bị trả hàng.

Năm 2011 cũng đã xảy ra việc một số lô hàng của VN NK vào Nhật Bản bị trả về, bị kiểm tra...  Thậm chí, một số DN cho biết, không chỉ thủy hải sản nuôi trồng, ngay cả thủy hải sản đánh bắt tự nhiên cũng có thể bị ướp hóa chất nếu DN chế biến thiếu cảnh giác.

Thách thức thứ ba là thị trường. Dù VN đang XK các sản phẩm thủy sản vào khoảng 150 nước, vùng lãnh thổ, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, củng cố và mở rộng thị phần là không dễ.

Thực tế những năm qua cho thấy, thị trường tiêu thụ thủy sản luôn biến động. Tác động của khủng hoảng kinh tế dẫn đến giảm sức tiêu thụ, trong khi đó, nhiều nước tiêu thụ đang gia tăng các biện pháp bảo hộ ngành thủy hải sản của mình. Cá tra, cá basa của VN cũng đã phải đối mặt với những vụ việc như vậy.

Cần lắm sự hỗ trợ của nhà nước

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Vasep: Để ngành thủy sản phát triển bền vững, cần thực hiện ngay những giải pháp cấp bách, tuy nhiên các giải pháp đó cần phải thực hiện đồng bộ.

Trước hết, nhà nước phải tổ chức lại có hệ thống tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng nguyên liệu bởi đây là vấn đề liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như quy hoạch, đất đai, môi trường...

Trong điều kiện nguyên liệu thủy hải sản hiện nay chưa đáp ứng đủ cho chế biến, thì NK nguyên liệu cũng là một giải pháp. Năm 2011, các DN chế biến VN đã NK số nguyên liệu trị giá khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, con số này chưa đáng kể so với khả năng chế biến.

Hiện một số nước láng giềng VN có tiềm năng sản xuất nguyên liệu thủy sản như Campuchia, Bangladet nhưng chưa có khả năng chế biến, do vậy một số DN lớn của VN muốn sang các nước này đầu tư sản xuất nguyên liệu sơ chế, mang về trong nước chế biến sâu. Tuy nhiên, hiện các chính sách về XNK, thuế suất NK cũng như cơ chế khuyến khích đầu tư theo hình thức này chưa rõ ràng.

Về vấn đề nâng cao chất lượng, theo Vasep, nhà nước phải tổ chức chuỗi bảo đảm chất lượng với nhiều ngành tham gia như chế biến - nuôi trồng - đánh bắt thủy sản - kiểm dịch - quản lý thị trường... để bảo đảm thành phẩm XK cuối cùng đạt các tiêu chuẩn yêu cầu.

Ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng GĐ Cty CP Gò Đàng (Tiền Giang) cho biết, hiện Cty ông đã có 35 ao nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global Gap trong tổng số 120 ha diện tích nuôi cá tra của Cty. Vấn đề bảo đảm VSATTP được các nhà NK nước ngoài quan tâm hàng đầu. Muốn đạt được các tiêu chuẩn ATVSTP thì phải thực hiện toàn bộ chuỗi hình thành nên sản phẩm, từ ao nuôi cho đến thức ăn cho cá, thuốc thú y... chứ không chỉ đảm bảo VSATTP trong nhà máy chế biến.

Theo ông Đạo, thực tế, các DN chế biến cơ bản chỉ có khả năng bảo đảm chuỗi ATVSTP trong vùng nuôi, trong nhà máy của họ, nếu thiếu nguyên liệu thì họ phải mua ngoài rất khó đảm bảo ATVSTP.

Ngoài ra, các DN cũng không thể thực hiện việc củng cố và mở rộng thị phần, vì chi phí xúc tiến thương mại như quảng bá, đi dự các hội chợ nước ngoài, chi phí truyền trên thông quốc tế...  rất cao. Nhà nước phải thực sự hỗ trợ DN. Ví dụ như: quảng bá thủy sản VN trên báo chí quốc tế, chi phí cho các vụ kiện chống bán phá giá... Đặc biệt là phải làm cho thế giới thấy ngành thủy sản VN đảm bảo ATVSTP, quy trình sản xuất hiện đại, vùng nuôi bảo đảm môi trường tốt...

Để ngành thủy sản VN đạt giá trị XK 10 tỉ USD năm 2020, còn rất nhiều việc phải làm, một mình các DN không thể làm nỗi mà cần sự chung sức của tất cả các ngành. Trong đó, vai trò của nhà nước là hàng đầu trong tổ chức, quy định, ràng buộc sự tuân thủ bằng các chế tài luật pháp cụ thể...

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Lạc quan đi cùng nỗi lo
  • Thức ăn thủy sản: giá tăng, chất lượng không đạt
  • Đầu tư hơn 24.500 tỉ đồng cho thủy sản đến năm 2020
  • Nhu cầu chăn nuôi giảm, giá con giống lao dốc
  • Hai bộ nhùng nhằng, ai chịu thiệt?
  • Vệ sinh thủy sản Việt Nam tương đương Nhật Bản
  • Tôm thẻ chân trắng ra khỏi danh mục loài xâm hại
  • Ngư dân tỉnh Cà Mau trúng đậm mùa mực tươi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container