Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Malaixia: Ngành thủy sản kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ

 Các nhà chế biến thủy sản Malaixia hy vọng chính phủ nước này sẽ sớm hỗ trợ cho việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang EU. Theo báo cáo năm 2009 của hãng thông tấn Bernama, EU đã mua một nửa tổng tôm xuất khẩu của Malaixia và trở thành thị trường chính của ngành tôm nước này với kim ngạch xuất khẩu đạt 421 triệu USD.

Sau khi lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của EU được đưa ra vào năm 2008, Malaixia không thể xuất khẩu thuỷ sản sang các nước trong khối EU. Và mặc dù lệnh cấm đã được dỡ bỏ gần 10 tháng nay nhưng mới chỉ có một số ít các nhà chế biến của nước này có thể xuất khẩu được sang EU do những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh và y tế cộng đồng của EU áp dụng đối với thủy sản.

Do đó, hầu hết các nhà chế biến của Malaixia cần cải thiện các cơ sở và thiết bị chế biến để đáp ứng yêu cầu của EU, tuy nhiên họ lại thiếu kinh phí thực hiện.

Ông Chia Song Pou, giám đốc công ty QL Marine Products Sdn Bhd tại Tuaran tỏ ra rất bất bình. Công ty của ông đã từng xuất khẩu mực, bạch tuộc đông lạnh sang Italia và Tây Ban Nha nhưng hiện nay công ty chỉ xuất sang Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và một phần sang Xinhgapo và Nhật Bản. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty mất giá do không thể xuất sang EU.

Các nhà chế biến thủy sản tại Sabah cũng chờ đợi sự hỗ trợ của chính phủ để họ có thể duy trì được khả năng cạnh tranh. Ông Datuk Ng Song Chuan Lai Su, Chủ tịch tập đoàn Chin Chang cho biết mặc dù lệnh cấm của EU không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn nhưng về lâu dài có thể Chin Chang sẽ phải tìm kiếm các bên thứ 3 để làm trung gian xuất khẩu thủy sản sang EU. Công ty của ông đang xuất khẩu mực nang đông lạnh sang Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và một số sản phẩm thủy sản khác sang Brunây. Tuy nhiên, các công ty có quy mô nhỏ trong nước lại không thể cạnh trạnh nổi.

Hiện EU đang chú ý tới các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, Thái Lan và có thể là Inđônêxia.

(Vasep)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • South Vina: Sức tiêu thụ cá tra tại Braxin đang rất chậm
  • Thuỷ sản Ấn Độ chuyển hướng sang EU
  • Thách thức xuất khẩu thuỷ sản
  • Sản lượng thuỷ sản của Ôxtrâylia tiếp tục giảm trong năm 2009
  • Mêhicô chứng nhận hải sản xuất khẩu sang EU
  • Ngành thuỷ sản từ góc nhìn Vietnam Report
  • Xuất khẩu thủy sản: Lựa lối để "vượt rào"
  • Doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu trên sàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container