Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ - bạn hàng ổn định của mực, bạch tuộc Việt Nam 8 tháng đầu năm 2009

8 tháng đầu năm nay, Mỹ thực sự là thị trường ổn định nhất của các nhà xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam. Đây là thị trường lớn duy nhất giữ mức tăng trưởng ấn tượng liên tục trong 8 tháng qua.

Kết thúc tháng 8/2009, xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước tiếp tục đạt mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2009, cả nước xuất khẩu được 50.800 tấn nhuyễn thể chân đầu với tổng trị giá 178,9 triệu USD, giảm 12,2% về khối lượng (KL) và 15,7% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng tháng 8/2009, hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn đều giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ:

- Thị trường ở vị trí thứ nhất - Nhật Bản giảm 19,2% về KL, 11,1% về GT

- Hàn Quốc giảm 17,8% về KL, 19,1% về GT

- EU giảm 10% về KL, 19% về GT

- Đài Loan giảm 72,1% về KL, 78,8% về GT

- Trung Quốc giảm 75,2% về KL, 75,9% về GT… so với cùng kỳ năm ngoái.

- Riêng thị trường Mỹ vẫn tăng 31,1% về KL, 12,5% về GT so với cùng kỳ năm 2008.

Tháng 1/2009, Mỹ còn là thị trường nhập khẩu  “mờ nhạt” của mực, bạch tuộc Việt Nam. Bước sang tháng 2/2009, từ vị trí số 9 trong bảng tổng sắp các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam, Mỹ vươn lên trở thành bạn hàng lớn thứ 5 với mức tăng trưởng đột biến đáng kinh ngạc: tăng đến 337,7% về KL, 560,4% về GT. Từ tháng 3 đến hết tháng 8/2009, Mỹ ổn định ở vị trí thứ tư (sau Nhật Bản, Hàn Quốc, EU) trong các thị trường nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam.

Trong khi, các thị trường chính khác luôn có sự biến động cả về khối lượng và giá trị nhập khẩu thì liên tiếp 8 tháng đầu năm 2009, Mỹ luôn giữ mức tăng trưởng ổn định hoặc đột biến ấn tượng so với cùng kỳ năm 2008: nửa đầu tháng 3/2009 tăng 139,7% về KL, 192,1% về GT; nửa đầu tháng 4/2009 tăng 289,3% về KL, 141,8% về GT, tháng 5 tăng 76,6% về KL, 98,8% về GT, tháng 6/2009 tăng 2,1% về GT, 14,5% về KL, tháng 7/2009 tăng 58,6% về KL, 43,5% về GT so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến tháng 8/2009, xuất khẩu mực, bạch tuộc vẫn tiếp tục ảm đạm. Chỉ có Mỹ, Ôxtrâylia và ASEAN tăng trưởng toàn diện cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc thừa nhận rằng: Cuối năm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường càng tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay, các cơn bão xảy ra liên tiếp, nguồn nguyên liệu cạn kiệt, chi phí cho các chuyến đi biển tăng cao khiến ngư dân chuyển nghề.

Tại hầu hết các bến tàu, các đại lý thu mua tranh giành nguyên liệu từng kilôgam mực, bạch tuộc. Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu tại miền Trung đến các tỉnh Bình Thuận, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu… cho rằng: Mặc dù đã cố gắng nhưng họ chỉ đáp ứng được khoảng 40-50% các đơn hàng mực, bạch tuộc.

Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Đài Loan, Trung Quốc…nhu cầu nhuyễn thể mực, bạch tuộc tại nhiều quốc gia đang tăng cao. Cho đến nay, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu ổn định và “giá cao” của mực, bạch tuộc Việt Nam… Đáng tiếc rằng, từ nay đến cuối năm, nhiều khách hàng quan tâm đến hải sản này nhưng doanh nghiệp chế biến không thể xoay sở đủ nguồn nguyên liệu.

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Triển vọng xuất khẩu thuỷ sản những tháng cuối năm
  • Thực hiện cấp mã vạch cho thủy sản
  • Nhập khẩu tôm từ Áchentina để chế biến sản phẩm tôm cao cấp
  • Mianma phấn đấu đạt kim ngạch XK thủy sản 700 triệu USD
  • Đề nghị nâng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nga
  • Thủy sản "vào vụ" thu hoạch
  • Cá tra lên vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản
  • Kiến nghị hạ thuế nhập khẩu một số nguyên liệu thuỷ sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container