Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiến nghị hạ thuế nhập khẩu một số nguyên liệu thuỷ sản

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản kiến nghị cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Theo đó, VASEP kiến nghị thu hẹp diện nguyên liệu thuỷ sản phải chịu thuế nhập khẩu.

Lý do được VASEP đưa ra là giá thành sản xuất thuỷ sản ở nước ta khá thấp so với thế giới nên phần lớn các nguyên liệu thuỷ sản nhập khẩu đều có giá cao hơn thị trường Việt Nam. Đến nay, trên 95% nguyên liệu thuỷ sản nhập khẩu được sử dụng để chế biến tái xuất. Thực tế, nhóm nguyên liệu thuỷ sản chủ yếu được nhập khẩu để chế biến tái xuất là các loài cá, nhất là cá nước lạnh và cá di cư đại dương, bạch tuộc… rất cần được hưởng thuế suất 0% để cạnh tranh được với các nước trong khu vực trong việc nhập khẩu nguyên liệu cá biển mà thế giới thiếu trong khi ta đang rất cần để chế biến tái xuất.

Một kiến nghị quan trọng nữa được VASEP đưa ra là cần đưa thuỷ sản vào nhóm ưu tiên thông quan nhanh. Bởi lẽ, ngành thuỷ sản xuất nhập khẩu hầu hết là sản phẩm đông lạnh, khi vận chuyển luôn được bảo quản trong các container lạnh ở nhiệt độ thấp hơn -18 độ C. Trong điều kiện vận tải, container cần được liên tục nối mạng điện nếu không sẽ bị hỏng. Thực tế, nhiều chi cục Hải quan đã chú ý tạo điều kiện để lô hàng thuỷ sản được thông quan nhanh, nhưng không ít trường hợp hàng hoá phải đợi 2-3 ngày thậm chí dài hơn… Chi phí bảo quản lạnh cho mỗi container thông thường là 50-60 USD/ngày, chưa kể chi phí lưu kho, lưu bãi…

Trước những lý do này, Hiệp hội Thuỷ sản chính thức đề nghị mặt hàng thuỷ sản xuất nhập khẩu được xác định là hàng hoá được ưu tiên thông quan. Trường hợp lô hàng còn thiếu một số giấy tờ (kiểm tra chất lượng, C/O…) hải quan vẫn nên cho hàng hoá thông quan, với điều kiện doanh nghiệp có văn bản cam kết sẽ hoàn tất và xuất trình các giấy tờ này. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết sẽ xử lý theo các qui định hiện hành.

Bản kiến nghị của VASEP cũng đề cập tới thời gian ân hạn thuế với nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm bị nước ngoài trả lại, tự nguyện xin kiểm tra hải quan tại cửa khẩu, về yêu cầu đăng ký định mức tạm tính, xác nhận thực xuất hàng hoá…/.

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm – khâu quyết định khi xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Nga
  • Giá các sản phẩm thủy sản sẽ tăng trở lại
  • Thêm nhiều doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản
  • Nâng cấp cơ sở chế biến để tăng cường xuất khẩu thủy sản
  • Nhiều lô tôm của Ấn Độ bị EU từ chối nhập khẩu
  • Tiền Giang: Hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn SQF 1000 cho vùng nuôi cá tra xuất khẩu
  • Thị trường thuỷ sản Nam Phi
  • Thủy sản Việt Nam đối mặt với quy định IUU
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container