Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý ở đồng bằng sông Cứu Long: Thiếu nguyên liệu, thừa nhà máy

Một thực tế đang diễn ra tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp ồ ạt xây dựng nhà máy chế biến thủy sản để vay vốn ưu đãi.

VỰA TÔM MIỀN TÂY, “CẦU CỨU” NGUYÊN LIỆU MIỀN TRUNG


Thời gian gần đây, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu thủy sản thường xuyên thiếu. Tỉnh Trà Vinh được xem là nơi phát triển nguồn tôm nguyên liệu lớn nhưng gây thất vọng cho chủ cơ sở chế biến thủy sản. Tháng 5-2010, hơn 3.400 hộ nuôi tôm ở ven biển Trà Vinh bị thiệt hại do tôm nhiễm bệnh nặng. Tại vựa tôm Cà Mau có 264.500 ha nuôi tôm nhưng chỉ có 1.300 ha nuôi tôm công nghiệp. Lượng tôm nuôi quảng canh cung cấp khoảng 100.000 đến 120.000 tấn nguyên liệu/năm đáp ứng được 60% công suất. Theo Bộ NN&PTNT, chỉ tính đến cuối tháng 4-2010, đã có hiện tượng tôm chết trên diện tích khoảng 40.000ha nuôi tôm ở ĐBSCL với mức độ thiệt hại từ 20% đến 80%, nhiều nhất tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng...

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động, một số công ty phải mua tôm tận miền Trung để chế biến. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy, vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có 193 nhà máy chế biến thủy sản (chủ yếu là cá tra và tôm) với tổng công suất thiết kế trên 1,2 triệu tấn/năm, tăng 2,7 lần so với năm 2003. Theo ước tính của các chuyên gia, năm 2010, nguồn nguyên liệu tại ĐBSCL cung ứng cho các nhà máy chế biến tối đa là 750.000 tấn nguyên liệu, chỉ đáp ứng 62% công suất thiết kế của các nhà máy.

Nhà máy nhiều, nguyên liệu khan hiếm, các công ty hoạt động cầm chừng. Tại Sóc Trăng, sản lượng tôm chỉ đạt khoảng 55.000 tấn, giảm 10.000 tấn so với những năm trước làm cho chín xí nghiệp chế biến của sáu doanh nghiệp ở đây “đói” nguyên liệu. Tại Cà Mau có 35 xí nghiệp chế biến thủy sản, chưa kể nhiều xí nghiệp nhỏ đang xây dựng hoặc lập cơ sở sơ chế đang thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng dù doanh nghiệp chấp nhận mua giá cao. Kiên Giang có 22 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm có với tổng công suất thiết kế 120.624 tấn/năm nhưng cũng chỉ hoạt động 35-40% công suất. Hiện có hơn 60 nhà máy chế biến tôm khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ hoạt động cầm chừng. Theo ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tình trạng thiếu tôm sú nguyên liệu đã xuất hiện từ tháng 12-2009 nay đã kéo dài đến đầu năm 2010.

CẦN QUY HOẠCH TỔNG THỂ

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ, hàng chục nhà máy chỉ huy động từ 35 - 50% công suất thiết kế dẫn đến hàng chục ngàn công nhân bị giảm việc làm. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qui hoạch đến năm 2015, sản lượng thủy sản chế biến toàn vùng ĐBSCL là 1 triệu tấn/năm, còn thấp hơn tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến tại đây 200.000 tấn. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo từ nay đến thời điểm trên không nên xây dựng thêm các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng.

Nhiều năm liền, ngành nuôi trồng thủy hải sản là ngành mũi nhọn ở khu vực nhưng chưa có sự kiểm soát, quy hoạch cụ thể của các ngành chức năng. Ngày 15-6-2000, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. Việc nuôi trồng thủy sản tăng ồ ạt, thiếu căn cơ, không bền vững. Năm 2000, ĐBSCL mới chỉ có 445.300ha nuôi trồng thủy hải sản, với tổng sản lượng 365.141 tấn. Đến cuối năm 2009, diện tích lên đến trên 823.000 ha và sản lượng trên 1,9 triệu tấn. Trong khi đó, chính sách liên quan đến nuôi trồng thủy hải sản vẫn chưa được quan tâm, phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế của vùng.

Để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần định hướng quy hoạch tổng thể. Trước mắt phải phối hợp với Bộ Công thương đảm bảo giá cả, đầu ra sản phẩm. Ngoài ra, tăng cường kỹ sư tập huấn người dân nuôi thủy sản đạt hiệu quả. 

(Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Nuôi trồng thủy sản ở Ba Vì Làm gì để đánh thức tiềm năng?
  • Để sản xuất tôm-lúa bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long
  • DN xuất khẩu cá tra cạnh tranh: Như làm gia công cho nước ngoài
  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần hai tỷ USD
  • Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm tăng 27,1%
  • Thủy sản thiếu hàng để xuất
  • Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đến năm 2020: Cần đề cao công nghệ tiên tiến
  • Doanh nghiệp thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container