Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu nguyên liệu - cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu thuỷ sản GTGT hàng đầu khu vực

Nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản để sản xuất hàng xuất khẩu đã trở thành vấn đề ngày càng nóng bỏng của cộng đồng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản nước ta trong gần 5 năm qua.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, từ 2005 đến nay, VASEP đã có hàng chục công văn đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT,… có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính để tăng cường nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Tại cuộc họp mới đây với Vụ Chính sách Thuế, VASEP đã đề cập đến sự cần thiết phải nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và một số đề xuất giải pháp thiết yếu.
Tổng sản lượng nguyên liệu thuỷ sản của nước ta năm 2008 đạt 4,5 triệu tấn; trong đó khai thác biển đạt 1,937 triệu tấn (gồm: 1,476 triệu tấn cá, 0,103 triệu tấn tôm và 0,358 triệu tấn thuỷ sản khác); sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2,448 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2007 (trong đó, 1,836 triệu tấn cá, 0,391 triệu tấn tôm và 0,221 triệu tấn thủy sản khác). 
Do vậy, sau khi trừ phần nguyên liệu tiêu dùng trong nước (ước tính 1,5 triệu tấn/năm), sản lượng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn chế biến để phục vụ xuất khẩu mới đạt khoảng 3 triệu tấn. Nếu chỉ dựa vào nguyên liệu trong nước, khó có thể đưa giá trị xuất khẩu thuỷ sản vượt 4,0 tỷ USD mỗi năm.
Thời gian qua, năng lực của hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản phát triển nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác và nuôi trồng. Hiện nay, chỉ tính riêng công suất cấp đông của các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh đã lên đến trên 1,7 – 2,0 triệu tấn thành phẩm mỗi năm, tương ứng với nhu cầu khoảng 5,0 – 6,0 triệu tấn nguyên liệu thuỷ sản (chưa kể sản xuất các loại mắm, nước mắm).
Do vậy, đại đa số các nhà máy chế biến thuỷ sản đều thiếu nguyên liệu, nhất là nguyên liệu khai thác từ biển. Hiện đa số các nhà máy đông lạnh chỉ hoạt động trên dưới 50% công suất thiết kế, gây lãng phí lớn về đầu tư. Vùng thiếu nguyên liệu trầm trọng nhất là miền Trung và miền Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tôm và hải sản miền Nam cũng thiếu nguyên liệu nặng.
Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đang có uy tín cao trên thế giới, với hàng trăm nhà máy trang bị hiện đại, có thể sản xuất các mặt hàng GTGT phù hợp thị trường quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp không thể đảm bảo được hợp đồng với cơ cấu mặt hàng đa dạng. Cần nhập khẩu nguyên liệu để có đủ chủng loại và cơ cấu kích cỡ hàng hoá chế biến đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng thế giới.
Hiện nay Việt Nam đang có cơ hội rất lớn, do uy tín chất lượng và an toàn thực phẩm của hàng thực phẩm Trung Quốc đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều công ty Nhật Bản và Châu Âu đang tìm cách chuyển dòng nguyên liệu thuỷ sản sang Việt Nam để chế biến xuất khẩu. Để có thể cạnh tranh hiệu quả, Việt Nam cần nhanh chóng tạo cơ hội để đón nhận dòng chảy nguyên liệu và sự phân công lao động quốc tế, trở thành một trung tâm tái chế và sản xuất sản phẩm thực phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng cao hàng đầu trong khu vực.
 

(Theo Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container