Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phân khúc thị trường để thủy sản thâm nhập thị trường EU khó tính

Thị trường EU không đồng nhất như nhiều người vẫn nhầm tưởng mà mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có tập quán tiêu dùng riêng.

5 thị trường lớn nhất EU gồm Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Anh và Đức, chiếm tới 2/3 tổng thủy sản tiêu dùng tại khu vực này.
 
Tiêu dùng bình quân đầu người mỗi năm dao động từ 4,5kg tại Bungary lên tới 65kg tại Bồ Đào Nha và mức tiêu thụ trung bình trên toàn châu Âu là 27kg.
 
Người tiêu dùng Hungary ăn nhiều cá chép nhất, trong khi cá tráp được tiêu thụ nhiều nhất ở Italia, cá bánh đường được tiêu thụ nhiều nhất ở Tây Ban Nha, cá hồi tại Đức và Anh, cá tra tại Ba Lan.
 
Người Pháp tiêu thụ nhiều nhất tổng hợp tất cả những loại cá này.
 
Với lượng tiêu thụ 55 tỷ EUR (khoảng 40 tỷ USD), EU là thị trường thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 12% tổng tiêu dùng thủy sản toàn cầu nhưng chỉ chiếm 5% sản lượng thủy sản của thế giới.
 
EU là nhà nhập khẩu lớn nhất với 9 triệu tấn thủy sản mỗi năm, gấp đôi Mỹ và Nhật Bản.
 
Đây là cơ hội và là tiềm năng lớn cho các sản phẩm thủy sản nuôi trồng thâm nhập thị trường EU, tuy nhiên ngành nuôi trồng thủy sản phải xem xét và xác định những xu thế của người tiêu dùng nhằm đảm bảo đầu ra có lợi cho sản phẩm.
 
Tại một số nước thành viên EU như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italia, Đan Mạch và Hà Lan, người ta quan niệm rằng thủy sản nuôi không an toàn bằng thủy sản tự nhiên, đó là một quan niệm tiêu cực vì mọi người ăn thủy sản chủ yếu vì lý do sức khỏe.
 
Tại Đức hay Séc, nơi tiêu thụ thủy sản thấp hơn nhiều so với mức trung bình tại EU thì người tiêu dùng lại ưa chuộng thủy sản nuôi.
 
Các thị trường châu Âu nói chung linh hoạt và dễ chấp nhận những loài thủy sản mới như cá tra hay cá vược sông Nin, nhưng các thương nhân cần phải nghiên cứu sự ưa chuộng của từng nước đối với sản phẩm tươi, đông lạnh hoặc giá trị gia tăng.
 
Phân đoạn tăng trưởng nhanh nhất tại EU là các món ăn tươi ướp đá. Đây là cơ hội cho các sản phẩm thủy sản nuôi trồng giá trị gia tăng, với ưu thế kết hợp cả sự tiện dụng và thời gian trên giá ngắn, với hình thức gần đạt như sản phẩm tươi.

(Vietfish)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Triển vọng cho cá tra xuất khẩu năm 2011
  • 57.400 tỷ đồng cho chiến lược phát triển thủy sản
  • Xuất khẩu thủy sản: Cá ngừ tăng trưởng mạnh
  • Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản
  • Cá tra Việt tại Mỹ: Bài học “khôn nhà, dại chợ”
  • Thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại UCRAINA
  • Thuỷ sản, dệt may, dầu thô được lợi từ AKFTA
  • Bình Thuận phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container