Việc thiết lập Hiệp định Thương mại tự doASEAN - Hàn Quốc(AKFTA) đã mang lại những lợi ích đáng kể cho các nền kinh tế ASEAN trong đó có Việt Nam. Dưới tác động của AKFTA, trong số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc thì các ngành hàng thuỷ sản, dệt may, dầu thô có bước phát triển mạnh hơn cả.
Chiều 4/10, Hội thảo "Nâng cao hiệu quả sử dụng FTA ASEAN - Hàn Quốc cho hàng hoá các nước ASEAN và Việt Nam" do Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc, Hiệp hội ngoại thương Hàn Quốc, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương phối hợp tổ chức đã được diễn ra. Tại hội thảo,Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công thương) khẳng định, trong nhiều năm qua, Hàn Quốc là đối tác lớn của Việt Nam sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản; là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (tính đến ngày 31/7/2010).
Việc thiết lập Hiệp định thương mại tự do AKFTA (bao gồm: Hiệp định Thương mại Hàng hoá có hiệu lực từ 6/2007, Hiệp định thương mại Dịch vụ có hiệu lực từ 1/5/2009, Hiệp định về đầu tư có hiệu lực từ 1/9/2009) đã mang lại những lợi ích đáng kể cho các nền kinh tế ASEAN trong đó có Việt Nam. Năm 2010, AKFTA về cơ bản đã trở thành một thị trường mậu dịch rộng mở, tạo điều kiện và cơ hội lớn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư tham gia.
Dưới tác động của AKFTA, trong số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc thì các ngành hàng thuỷ sản, dệt may, dầu thô có bước phát triển mạnh hơn cả.
Ngành hàng thuỷ sản có năng lực xuất khẩu rất lớn vào Hàn Quốc và nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Đối với mặt hàng này, các cam kết mở của thị trường Hàn Quốc theo AKFTA đã phát huy tác dụng những năm đầu tiên thực hiện.Tuy nhiên, do cơ chế hạn ngạch thuế quan, tốc độ kim ngạch xuất khẩu bị hạn chế hơn so với những năm đầu tiên thực hiện và chưa tương xứng với tiềm năng thương mại của hai bên.
Ngành dệt may có những tăng trưởng đột biến sau khi có ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do. Nhóm hàng này được hưởng lợi tương đối lớn từ các cam kết trong AKFTA với mức thuế trung bình đối với hàng dệt được giảm từ 8% xuống 0%, mức thuế trung bình đối với hàng may được giảm từ 13% xuống 0%. Do đó, nhóm hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng khá từ giai đoạn 2006-2009 và có nhiều triển vọng trong thời gian tới.
Dầu thô là mặt hàng của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chủ yếu do nhu cầu của thị trường, ít phụ thuộc vào ưu đãi theo AKFTA.
Việt Nam rất có thế mạnh chè, café, hoa quả… nhưng các cam kết của Hàn Quốc với nhóm hàng nông sản này rất hạn chế (có tăng nhưng chưa rõ nét), do sản phẩm của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu kiểm dịch nên kết quả xuất khẩu và nhập khẩu chưa được như mong muốn.
Để tăng cường hơn nữa lợi ích từ tác động của Hiệp định thương mại tự do AKFTA tới xuất khẩu của Việt Nam, các giải pháp tăng cường tận dụng ưu đãi AKFTA được đưa ra là: Các cơ quan quản lý, Hiệp hội ngành hàng cần phối hợp đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến về các cam kết, quyết định xuất xứ…giúp doanh nghiệp tận dụng ưu đãi. Tiếp tục nỗ lực đàm phán các cam kết mở cửa thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường hợp tác xây dựng cơ chế thuận lợn hoá thương mại, đẩy mạn xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, các ưu đãi, quyết định cụ thể để khai thác ưu đãi, tăng cường liên kết ASEAN cùng tận dụng những ưu đãi đó. Tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch đối với nông sản để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào Hàn Quốc.
Vinanet
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com