Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại UCRAINA

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ucraina liên tục tăng trưởng, trong đó, đỉnh cao là năm 2008. Vào năm này, Ucraina đã trở thành “tâm điểm” chú ý của các doanh nghiệp khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục so với các thị trường khác.

 Năm 1999, Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 9 tấn thủy sản tương đương 30,9 nghìn USD. Chỉ 3 năm sau, con số này đã tăng gấp 6 lần và tăng với tốc độ nhanh hơn vào những năm tiếp theo. Năm 2005, Ucraina nhập khẩu 851 tấn thủy sản từ Việt Nam, năm 2006 tăng lên 9,8 nghìn tấn, năm 2007 lên 26 nghìn tấn và đạt đỉnh 78,87 nghìn tấn vào năm 2008. Bước sang năm 2009, khối lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này giảm xuống còn 40,3 nghìn tấn. Theo thống kê mới nhất của Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm nay, Ucraina nhập khẩu 16,8 nghìn tấn tương đương 32,4 triệu USD.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina, hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đang là hai bạn hàng lớn của Ucraina. Hàng năm, quốc gia này nhập khẩu phần lớn sản phẩm cá tuyết philê, mực khô, cua… từ Trung Quốc; cá tra, tôm, hải sản khô, chả cá và surimi từ Việt Nam.

Hiện nay, giá sản phẩm thủy sản của Việt Nam và Trung Quốc “mềm” hơn so với các mặt hàng thủy sản của các nước khác đang có mặt tại thị trường Ucraina. Nếu so với cùng mặt hàng nhập khẩu từ Nga, giá sẽ tăng từ 30- 40% so với nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Điều này phù hợp với thu nhập của người dân Ucraina bởi tại thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người tại đây vẫn ở mức trung bình.

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, do nằm trong nhóm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Ucraina sụt giảm 15%- mức giảm mạnh chưa từng có tính từ năm 1991 nên nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm mạnh.

Mới đây, thông tin về việc Ucraina xiết chặt kiểm soát cá tra nhập khẩu, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thủy sản tại các cơ sở chế biến Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu của một số doanh nghiệp cá tra sang thị trường này. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Nhà nước về Thú y Ucraina khẳng định rằng, Ucraina không muốn mất bạn hàng thủy sản Việt Nam và mong muốn các nhà xuất khẩu tôn trọng các quy định về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của Ucraina.

Với dân số trên 46 triệu người, hiện nay, thủy sản Việt Nam đang rất được ưa chuộng tại thị trường Ucraina vì đạt tiêu chí ngon và giá hợp lý. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, trong thời gian tới, Việt Nam- Ucraina sẽ sớm ký kết các hiệp định song phương và tính tới hình thức phân bổ hạn ngạch trong lĩnh vực thủy sản. Cho đến nay, nhu cầu thủy sản tại đây vẫn đang rất lớn.

Hiện nay, một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam như: NAVICO, HUNG VUONG CORP, HAVUCO, Công ty cổ phần Satra Thái Sơn, BIDIFISCO, BASEAFOOD, Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Châu, Doanh nghiệp tư nhân Đại Quang… vẫn đang xuất khẩu thành công mặt hàng cá tra, hải sản khô, tôm… sang thị trường này.

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Thuỷ sản, dệt may, dầu thô được lợi từ AKFTA
  • Bình Thuận phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững
  • Bình Định phát triển kinh tế thủy sản
  • Siết nhập khẩu thủy sản, doanh nghiệp khóc ròng
  • Xuất khẩu thủy sản : Thuận lợi đan xen khó khăn
  • Cá tra sẽ là loại cá trắng phổ biến nhất thế giới?
  • Xuất khẩu thủy sản lại lo thị trường
  • Cùng hành động phản đối kết luận vô lý của DOC
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container