Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển hệ thống kho lạnh - Giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 5,5 tỷ USD

 Kho trữ đông sản phẩm và nguyên liệu trong ngành thuỷ sản có ảnh hưởng đến cả chuỗi sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 5,5 tỷ USD và mức tiêu thụ 25 kg/người vào năm 2015, ngành thuỷ sản cần thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp phát triển hệ thống kho lạnh đóng vai trò quan trọng.

Theo Đề án Xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi phát triển kho trữ đông để dự trữ lưu thông thuỷ sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 878 kho lạnh sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh.

Hệ thống kho lạnh của cả nước mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tạm trữ. Trong đó, dưới 100 tấn chiếm 584 kho, từ 100-300 tấn có 254 kho, từ 300-500 tấn chiếm 17 kho và trên 500 tấn có 50 kho. Các kho lạnh sản xuất có 50 kho. Các kho lạnh sản xuất giúp doanh nghiệp bảo quản  sản phẩm sau quá trình chế biến cũng như chủ động gom và xuất hàng. Còn kho mát, hiện có 216 kho, giúp Doanh nghiệp chủ động dự trữ nguyên liệu trước chế biến, khắc phục tính mùa vụ của nguyên liệu. Một số kho được dùng để bảo quản nguyên liệu nhập khẩu.

Có một số doanh nghiệp do điều kiện kho lạnh không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên phải thuê kho lạnh, nhất là vào thời điểm mùa vụ, trong tình trạng chờ được giá, hay những sản phẩm đòi khỏi phải thuê kho lạnh, nhất là vào thời điểm mùa vụ, trong tình trạng chờ được giá, hay những sản phẩm đòi hỏi phải bảo quản ở nhiệt độ sâu và ổn định. Từ đó hình thành nên các kho lạnh thương mại. Hệ thống các kho lạnh thương mại thuỷ sản phát triển mạnh về số lượng lẫn chất lượng. Tính đến thời điểm năm 2007, cả nước có 34 kho lạnh thương mại với sức chứa 116.400 tấn.

Tuy nhiên hệ thống kho lạnh chỉ đáp ứng nhu cầu tạm trữ sản phẩm sau chế biến và đưa vào lưu thông trong điều kiện bình thường. Hệ thống này bộc lộ những hạn chế như sự phân bố và trình độ công nghệ kho không đồng đều trên cả nước.

Các kho lạnh thương mại tuy phát triển mạnh thời gian qua nhưng còn thiếu. Cụ thể như thiếu kho đông lạnh sâu để dự trữ nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu nhằm chủ động điều tiết giá thị trường. Bên cạnh đó, khi đến mùa vụ, nhu cầu gửi hàng cao đã tạo nên cơn sốt giá gửi kho lạnh. Các kho lạnh thương mại chưa được bố trí hợp lý. Tại các khu vực trọng điểm như An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre chưa có hoặc chưa đủ số lượng kho. Cá khu vực như cảng Sài Gòn, Hải Phòng hay các cửa khẩu biên giới phía Bắc chưa có kho lạnh ngoại quan phục vụ XNK thuỷ sản.

Ngoài ra, Việt Nam chưa hình thành hệ thống kho lạnh đạt chuẩn phục vụ phân phối lưu thông nội địa ở các trung tâm thương mại, đô thị lớn trong cả nước. Đồng thời chưa có hệ thống kho lạnh ngoại quan đặt ở các thị trường tiêu thụ lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản… nên không chủ động giá.

Theo tính toán từ Đề án, để đáp ứng chỉ tiêu phát triển sản lượng 4%/năm và nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu tăng 2%/năm, dự phòng tăng đột biến sản lượng nuôi trồng và tăng trưởng tiêu thụ nội địa 2%/năm, từ nay đến năm 2020, công suất hệ thống kho lạnh phải tăng 8%/năm. Cụ thể, công suất kho lạnh thuỷ sản đáp ứng nhu cầu phát triển giai đoạn 2009-2015 là 425 ngàn tấn, từ 2016 đến 2020 là 625 ngàn tấn. Nhu cầu công suất cần đầu tư từ 2010-2015 là 157 ngàn tấn, giai đoạn 2016-2020 là 200 ngàn tấn. Theo Đề án, các tỉnh Quảng Ninh đến Bình Thuận nên phát triển thêm công suất kho để phục vụ tiêu thụ trong nước và nhập khẩu nguyên liệu. Nếu tôm và cá tra phát triển thuận lợi thì các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng với việc đầu tư chiều sâu là phát triển thêm công suất kho lạnh. Đối với khu vực Đông Mam Bộ phát triển thêm kho lạnh nhất là kho lạnh ngoại quan để phục vụ XNK.

(Báo đầu tư)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container