Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương hướng tăng cường xuất khẩu thủy sản vào các thị trường hiện hữu và tiềm năng

Đoàn tàu đánh cá của ngư dân trở về sau chuyến đi biển
dài ngày.
 Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế cả về sản lượng và chất lượng thủy sản. Về chất lượng, thủy sản Việt Nam ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe hơn từ các thị trường nhập khẩu. Giá thành sản phẩm cạnh tranh so với các nước trong khu vực, cho nên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện đang chiếm thị phần đáng kể trên thế giới.
 
Nếu nói đến việc tăng cường xuất khẩu thủy sản thì phải đề cập ngay đến các thị trường hiện hữu đang tiêu thụ đáng kể các mặt hàng thủy sản của Việt Nam, chính sức mua cũng như sự chấp nhận chất lượng thủy sản Việt Nam là đòn bẩy thật sự thúc đẩy việc phát triển ngành ngày càng quy mô cả về chất và lượng.

Thực tế, theo nhận định của bản thân tôi thì chỉ lo nguồn lợi thủy sản Việt Nam  không còn đủ cung cấp trên toàn thế giới một khi sản phẩm thủy sản Việt Nam được thị trường chấp nhận, bởi vì nguồn lợi thủy sản nếu không có chính sách bảo quản, nuôi trồng thì sẽ cạn kiệt mà sức tiêu thụ - hay là nhu cầu thực phẩm của con người thì ngày càng tăng, nhất là sản phẩm thủy sản. Chỉ lo ngại vấn đề là một số sản phẩm nuôi trồng với số lượng và quy mô lớn, nhưng chưa có kế hoạch và phương hướng bao tiêu hợp lý thì sẽ dẫn đến việc các nhà xuất khẩu Việt Nam đã tự cạnh tranh với nhau ngay tại "sân nhà" rồi thì làm sao còn đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả mua bán nguyên liệu, gây tâm lý không ổn định cho người nuôi trồng thủy sản trong nước.

Nói về thị trường hiện hữu và tiềm năng, tôi cũng muốn nêu ra vấn đề: Sản phẩm thủy sản vô cùng đa dạng, chưa kể đến cùng loại sản phẩm mà do các nhà máy sản xuất khác nhau đã có thị trường chấp nhận khác nhau, thì chắc chắn rằng một số thị trường rất tốt cho các loại sản phẩm này thì chưa hẳn đã tốt cho các sản phẩm khác. Thí dụ: Nhật Bản và Hàn Quốc tiêu thụ rất mạnh chả cá, bạch tuộc, mực... hải sản biển, nhưng lại tiêu thụ rất ít cá tra, basa...

Do đó, tùy theo loại thủy sản sẽ có thị trường hiện hữu và tiềm năng khác nhau. Tuy nhiên phải khẳng định rằng các thị trường vô tận như: EU, Nga, Mỹ, Trung Quốc... luôn cần nguồn thủy sản của Việt Nam với số lượng lớn và đa dạng. Vậy, vấn đề còn lại là giá bán và chất lượng ổn định.

Riêng theo kinh nghiệm của tôi, thị trường nào cũng tiềm năng dù là số lượng xuất khẩu và thị phần không nhiều, nhưng để bảo đảm cho một doanh nghiệp nói riêng cũng như ngành thủy sản Việt Nam nói chung thì bất kỳ quốc gia nào, thị trường nào cho dù chỉ là một công-ten-nơ/tháng thì cũng phải giữ, duy trì và nếu có điều kiện thì phát triển.

Nếu chúng ta có một thị trường bao khắp các nước trên thế giới thì việc suy thoái kinh tế hoặc chính sách thay đổi của một vài quốc gia hoàn toàn không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, có chăng cũng chỉ là giảm giá bán, nhưng việc tiêu thụ hàng hóa vẫn bình thường.

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã có rất nhiều nhà máy hải sản trên địa bàn các tỉnh, sản lượng tăng gấp năm lần, nhưng chúng tôi vẫn không đủ nguồn hàng để xuất khẩu. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn gửi hàng mẫu đi tiếp thị tại các thị trường mới và vẫn duy trì giao hàng cho một số khách hàng tại Mô-ri-tút, Lát-vi-a, E-xtô-ni-a... mặc dù mỗi tháng họ chỉ mua một công-ten-nơ hàng.

Lê Văn Kháng Chủ tịch HÐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Ðảo - Vũng Tàu

(Theo bao nhan dan)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Xuất khẩu thủy sản: Tăng trưởng nhưng vẫn lo
  • Xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam: Ba “nhà” phải chung tay
  • Người nuôi tôm ở Kiên Giang trước nguy cơ "được giá, mất mùa"
  • Lào - Việt Nam : Nuôi thử cá tầm và cá hồi tại Champassak
  • Nuôi - chế biến cá tra khép kín
  • Triển vọng tôm sú
  • Sản lượng thủy sản khai thác trong vụ cá Bắc đạt hơn 21 nghìn tấn, vượt 25% kế hoạch
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tôm sú "chết yểu” vì nắng nóng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container