Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sàng lọc doanh nghiệp để cứu nghề nuôi cá tra

Giá cá tra nguyên liệu đang ở mức 19.500 – 21.000đ/kg, nhưng các nhà máy chế biến phải giảm 50 – 60% công suất do thiếu nguyên liệu. Các doanh nghiệp phải tính toán giá mua tốt, thanh toán nhanh… là biện pháp tối cần thiết để thu hút nguyên liệu trong lúc này.

Gặp thời nhưng đều lỡ vận

Giá cá tra nguyên liệu đang ở mức cao, nhưng các nhà máy chế biến phải giảm 50 – 60% công suất do thiếu nguyên liệu. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Lê Quang Nhật

Nguồn cung cá tra giảm cực thấp nhưng các ngân hàng đã “khép cửa” đối với các khoản vay đầu tư nuôi tiếp theo. Hút nguyên liệu, giá tăng mà lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tùy ngân hàng và khách hàng có nơi lên tới 17%. Các chuyên gia kinh tế nói rằng, mức lãi suất này quá cao so với tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện chỉ dao động quanh mức 5%.

Không vay được tiền đầu tư vào thu mua nguyên liệu, các doanh nghiệp buộc phải quay sang đàm phán với các nhà nhập khẩu để tạm ứng trước một phần giá trị hợp đồng và kết thúc việc thanh toán ngay sau khi giao hàng thay vì trả chậm như trước kia. Mặt khác, doanh nghiệp phải chịu tăng thêm một khoản chi phí để làm hàng bằng nguồn nguyên liệu trong kho dự trữ khi nguyên liệu tươi quá ít.

Thông lệ các năm, thời vụ xuất khẩu mặt hàng cá tra phi lê tập trung cao điểm vào khoảng từ tháng 9 tới tháng 11. Thời điểm này các nhà nhập khẩu trữ hàng phục vụ thị trường Noel và tết dương lịch. Năm nay giá xuất lúc này ở mức 4 USD/kg cá tra phi lê trên thị trường Mỹ; châu Âu 2,5 – 2,6 USD/kg; châu Á 2 USD/kg… Cả người nuôi và doanh nghiệp cùng gặp chút thời nhưng hết thảy đều lỡ vận.

Gà nhà đá nhau

Ao nuôi cá tra của ông Võ Văn Đệ ở phường Thuận An, quận Thốt Nốt (Cần Thơ) giờ đã trở thành ao nuôi cá lóc. Ảnh: Ngọc Tùng

Những tính toán về lợi ích riêng trong những năm 2008 – 2009 khiến giá mua nguyên liệu rớt thảm hại. Người nuôi và doanh nghiệp không thể gặp nhau được. Lúc này những người nuôi lớn quyết bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nhỏ công suất vài chục tấn mỗi ngày để tự giải quyết nguồn nguyên liệu ế ẩm của mình. Sản phẩm làm ra cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thương mại. Vô tình các sản phẩm này quay lại cạnh tranh giá quyết liệt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường xuất khẩu. Đồng loạt hạ giá để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu. Giá nguyên liệu càng bị nhấn sâu, khả năng cạnh tranh càng lớn. Với tổng số 150 nhà máy chế biến, sản phẩm cá tra Việt Nam không ngại cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Nhưng, trong lúc đó lại có tới khoảng 300 nhà xuất khẩu của Việt Nam “đấu” với nhau về giá để giành giật khách hàng.

Thực tế này phần nào lý giải vì sao giá cá tra phi lê được các nhà nhập khẩu bán trong các siêu thị ở châu Âu với giá 7 USD/kg, cao gần gấp 3 lần giá doanh nghiệp Việt Nam xuất cho họ. Đây cũng là chìa khóa mở rộng “cửa tử” chực chờ người nuôi. Chính vì vậy, theo hiệp hội thủy sản các tỉnh ĐBSCL, tình trạng lỗ lã, nợ nần khiến cả diện tích và năng suất nuôi cá tra trong năm nay đều sụt giảm mạnh. Nguyên liệu cá tra càng lúc sẽ khó khăn hơn. Ông Hồ Văn Hành, ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt (Cần Thơ) nói, giá hiện tại chỉ là mức giá mà doanh nghiệp nâng lên để “vỗ béo” người nuôi, cuối cùng rồi cũng “làm thịt” như mấy lần trước thôi!

Chấp nhận sự sàng lọc

Đã có những biện pháp quản lý được tính tới đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá tra. Tuy nhiên, theo các nhà xuất khẩu, việc xác lập giá sàn xuất khẩu xem ra không phải dễ, vì yêu cầu của mỗi thị trường, khách hàng đều có quy cách sản phẩm khác nhau. Chất lượng sản phẩm cũng tùy thuộc mẫu đặt hàng của đơn hàng ký với từng nhà nhập khẩu. Như vậy chỉ có thể đánh giá chất lượng chính xác khi bộ tiêu chuẩn của cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu gần như giống nhau. Và khi xác lập giá sàn thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm xác định chất lượng sản phẩm xuất khẩu có phù hợp giá sàn hay không (?).

Ông Nguyễn Duy Nhứt, phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc tập đoàn Nam Việt (NAVICO) nói rằng, cả người nuôi và doanh nghiệp đang phải đối mặt với hai tình huống đối nghịch nhau. Trong tình thế hiện tại, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận sự sàng lọc. Đến một lúc nào đó, vấn đề vốn cho cả người nuôi lẫn doanh nghiệp không còn là chuyện phải vất vả chạy vạy, bởi theo ông Nhứt, nơi nào làm ăn có lãi, dòng vốn sẽ đổ về.

 

(Theo Ngọc Tùng/sgtt)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Doanh thu của top 10 doanh nghiệp thủy sản châu Á đạt 31,94 tỷ USD
  • Nhìn lại nghề nuôi cá tra
  • Top tăng, giảm tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến
  • Cơ hội nào trước cầu Trung Quốc?
  • Cá tra Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách đỏ
  • Chưa gỡ bỏ cá tra khỏi danh mục đỏ
  • Đột phá trong xuất khẩu cá ngừ
  • WWF nhận sai, cá tra Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container