Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM sẽ có 2.000 héc ta nuôi tôm thẻ chân trắng

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM cho biết, đến quí 3 năm nay sẽ hoàn thành bản quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020, tầm nhìn 2025 với diện tích quy hoạch là 2.000 héc ta.

Theo ông Trịnh Biên, chuyên viên Phòng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 xã nằm trong quy hoạch là Lý Nhơn, An Thới Đông, Bình Khánh và Tam Thôn Hiệp đều thuộc huyện Cần Giờ với tổng diện tích quy hoạch là 2.000 héc ta, chiếm 33% tổng diện tích nuôi tôm của toàn thành phố.

Ông Biên cho biết, trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng đại trà vào năm 2008 thì người dân tại 4 xã nói trên đã nuôi tôm thẻ chân trắng, với diện tích trên 2.000 héc ta. Chính vì vậy, sở muốn đưa tôm thẻ chân trắng vào quy hoạch để tránh hiện tượng người dân phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan như thời gian qua.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn TPHCM, vùng quy hoạch sẽ đảm bảo về môi trường nước, có hệ thống kênh dẫn nước vào và ra, tuân theo quy trình kiểm soát dịch bệnh và sản xuất tôm thẻ chân trắng theo quyết định 456 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

“Để tránh trường hợp người dân bỏ tôm thẻ chân trắng chuyển sang tôm sú hay nuôi trồng thủy sản khác, sở sẽ ban hành quy định về chế tài kèm theo, sau khi vùng quy hoạch được hoàn thành”, ông Biên nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM lại cho rằng, nếu yêu cầu người dân 4 xã nằm trong diện tích quy hoạch nói trên chỉ nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020 hay đến 2025 là rất khó.

“Người dân muốn nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú hoặc một loại thủy sản khác có giá trị kinh tế cao của người dân là theo cung cầu của thị trường. Việc bắt buộc người dân chỉ nuôi duy nhất tôm thẻ chân trắng trong vùng quy hoạch là một trong những khó khăn mà Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM đang cố gắng thuyết phục”, ông Vĩnh cho biết.

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được lợi
  • Cá tra, basa Việt Nam không phải catfish
  • Thị phần thủy sản nội địa: Hạ tầng kém kìm hãm tăng trưởng
  • Thuỷ sản chế biến biết chạy theo khẩu vị
  • Nguồn nguyên liệu thủy sản Sẽ thiếu trong năm 2010
  • Xuất khẩu thủy sản khô thuận lợi
  • Xuất khẩu cá tra dự kiến 1,5 tỉ đô la Mỹ
  • Chuyện từ con cá tra xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container