Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt 2,65 tỷ USD

Mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động,gây khó khăn cho xuấtkhẩu, điển hình là xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên,với những nỗ lực khôngngừng, trong 8 tháng qua, các doanh nghiệp thủysản vẫn đứng vững vàxuất khẩu thủy sản đang từng bước phục hồi.

Theobáo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT cho biết, ước xuất khẩutháng8/2009 đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng 2009lên2,65 tỷ USD, giảm 8,11 % so với cùng kỳ năm 2008. Xuất khẩu thuỷ sảnđãcó những dấu hiệu phục hồi. Điển hình là về mặt thị trường. Có thểnói,những tháng đầu năm ghi nhận dấu hiệu đáng mừng từ thị trường Mỹ vàcácnước châu Mỹ với khối lượng xuất khẩu tăng trên 20 % và giá trị tăngtừ6 - 8 % so với cùng kỳ năm 2008. Thị trường Trung Quốc (kể cảHồngCông) có sự tăng trưởng khá (tăng 17,54 % về khối lượng và 19,49 %vềgiá trị).

Đối với các mặt hàng xuất khẩu thì mặt hàng tôm (cả tôm đônglạnhvà chế biến) hiện đã trở lại vị trí số một với khối lượng xuất khẩulà95,4 ngàn tấn (tăng 4,64 %) nhưng giá trị chỉ đạt 773,7 triệu(giảm2,12 %) với thị trường xuất khẩu chính theo thứ tự là Nhật, Mỹ,EU. Tuynhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường Nhật vẫnbị sụtgiảm so với năm 2008 (giảm 8,26 % về khối lượng và 6,51 % về giátrị),trong khi Mỹ (tăng 18,54% và 2,29%) và EU (tăng 12,21% và 2,62%)lại cósự tăng trưởng khá, mặc dù khối lượng tăng nhanh hơn giá trị.

Mặt hàng giữ vị trí thứ hai là cá tra, basa với khối lượngxuấtkhẩu 324,38 ngàn tấn (so với cùng kỳ giảm 5 %) đạt giá trị 733,17triệuUSD (giảm 5,34 %). Mặt hàng này vẫn đạt được sự tăng trưởng tốt ởkhốithị trường EU (130,37 ngàn tấn, 316,81 triệu USD, tăng 8,75 % vềlượngvà 2,42 % về giá trị), Mỹ (21,81 ngàn tấn, 69,37 triệu USD, tăng57,39% về lượng và 58,3 % về giá trị). Các thị trường châu Á và châu Mỹcũngthu được những dấu hiệu tích cực, tăng trưởng cả về khối lượng vàgiátrị. Nếu xét từng nước thì Tây Ban Nha là bạn hàng lớn nhất tiêu thụcátra, basa xuất khẩu với tỷ trọng giá trị chiếm tới 11,02 %, tiếptheolà Mỹ với 9,46 %.

Khai thác thủy sản tiếp tục ổn định

Theo Bộ NN&PTNT,  tổng sản lượng khai thác thuỷ sản 8 thángnăm2009 đạt 1.502 ngàn tấn, bằng 68,3 % so với kế hoạch, tăng 5,6 % sovớicùng kỳ. Riêng tháng 8/2009, sản lượng khai thác ước đạt 158 ngàntấn.Trong đó, có nhiều địa phương đã khai thác với số lượng khá lớnnhư ĐàNẵng, Tiền Giang, Bạc Liêu...

Cụ thể, tại Đà Nẵng, sản lượng khai thác 8 tháng đạt 27.600tấn,bằng 92,25 % so với cùng kỳ. Quảng Ngãi đạt sản lượng 8 tháng70.653tấn, tăng 1,8 % so với cùng kỳ. Quảng Nam đạt sản lượng khai tháchảisản 37.118 tấn. Tại các tỉnh ĐBSCL, 8 tháng đầu năm Tiền Giang đạtsảnlượng khai thác là 51.041 tấn, tăng 14,3 % so với cùng kỳ, BạcLiêukhai thác 61.460 tấn, tăng 15,86 % so với cùng kỳ, Sóc Trăng khaithác26.247 tấn (trong đó khai thác biển 17.692 tấn).

Dù sản lượng khai thác khá lớn, song so với trước hoạt độngkhaithác trên biển của các tàu cũng bị giảm. Nguyên nhân sản lượng thuỷsảnđánh bắt giảm so với tháng trước là do giá các loại thuỷ hải sảntiếptục giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng và tình hình khai thác bị ảnhhưởngcủa các đợt bão, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi. Tình hình tàu củamột sốđịa phương bị phía nước ngoài bắt giữ khi đang đánh bắt trên biểnvẫncòn diễn ra làm ảnh hưởng đến việc bám biển sản xuất của ngư dân.Cácnghề khai thác chính như lưới cản, lưới vây… đạt sản lượng trungbình.Tuy nhiên, do giá dầu tăng đã kéo theo chi phí chuyến biển tăngcao,trong khi giá thu mua không tăng nên ảnh hưởng đến thu nhập của ngưdân.

Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác thủy sản trênbiểntrong những tháng cuối năm, theo Bộ NN&PTNT các doanh nghiệpxuấtkhẩu thủy sản cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh sản xuất, tích cựctìmkiếm thêm các thị trường mới và chủ động đối phó với các rào cảncủathị trường. Đặc biệt, đối với khai thác thủy sản. Ngoài ra, các cơquanquản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soátantoàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng – nguyênliệutới thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũngnhưđáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, tiếp tụcđẩymạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản đối với ngư dân vàcácdoanh nghiệp thủy sản.

(Tin tham khảo)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Các đối thủ cạnh tranh tác động đến XK thủy sản
  • VN muốn Ukraine sớm công nhận DN xuất thủy sản
  • Xuất khẩu tôm sụt giảm
  • Từ 1/1/2010 xuất khẩu thủy sản sang EU sẽ khó khăn hơn
  • Giá thuỷ sản tăng mạnh
  • Xuất khẩu cá tra sôi động
  • Xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 sẽ đạt trên 400 triệu USD
  • Sắp tới sẽ kiểm soát chặt hàng đông lạnh nhập khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container