Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản khô: Cơ hội rộng mở

picture
Thủy sản khô sẽ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của thủy sản Việt Nam?
Xuất khẩu thủy sản lâu nay được nhắc đến với những cá tra, cá basa, tôm... đông lạnh, tươi sống. Tuy nhiên, một thị trường cũng rất nhiều triển vọng là xuất khẩu thủy sản khô lại chưa được khai thác mạnh.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), năm 2010 sẽ tiếp tục là một năm thành công của xuất khẩu thủy sản khô Việt Nam. Mặt hàng này sẽ có những đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả ngành thủy sản và sẽ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của thủy sản Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản khô năm 2009 đạt gần 43.000 tấn, với giá trị trên 160 triệu USD, tăng 31,2% về lượng và 9,9% về  giá trị so với năm 2008, với giá trung bình đạt 3,49 USD/kg.

Thủy sản khô của Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 50 nước trên thế giới. Hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng rất khả quan, ở mức từ 2- 3 con số. Năm 2009, vượt qua ASEAN, Hàn Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản khô Việt Nam. Khối lượng đạt xấp xỉ 12.000 tấn (tăng 147,3%), giá trị gần 60 triệu USD (tăng 70,8%). ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là những thị trường nhập khẩu thủy sản khô chính của Việt Nam, chiếm trên 80% thị phần xuất khẩu của cả nước.

Mặc dù nhiều tiềm năng như vậy, nhưng trên thực tế, người sản xuất cũng như doanh nghiệp còn ít quan tâm đến mảng xuất khẩu này. Nhiều địa phương, doanh nghiệp còn chưa chú trọng tới việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện vệ an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu.

Ông Nguyễn Trường Thịnh, một Việt kiều định cư ở Mỹ, hiện đang kinh doanh cá cơm khô cho biết: "tại Mỹ, cá cơm khô chủ yếu tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị của cộng đồng người đến từ châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Tôi biết chắc những loài cá ấy có xuất từ Việt Nam, nhưng bao bì thì không phải của Việt Nam".

Cũng theo ông Thịnh, những nhược điểm hiện tại của các doanh nghiệp xuất khẩu cá khô của Việt Nam là, kỹ thuật in ấn bao bì quá kém, so với hàng hóa tại thị trường Mỹ dưới bao bì của các nước khác ở Đông Nam Á. Các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa thấy hết tầm quan trọng của marketing, chưa có kế hoạch đầu tư đường dài khi tạo thị trường mới, chỉ chú trọng vào những lợi nhuận trước mắt mà không có kế hoạch lâu dài.

Theo nhận định của Vasep, thị trường Nga và Ucraina cũng được tiên đoán sẽ có sự tăng trưởng đột biến trong năm nay, khi mà những tháng cuối năm 2009, nhập khẩu thủy sản khô của hai thị trường này tăng rất mạnh. Tháng 12/2009, xuất khẩu thủy sản khô sang thị trường Ucraina tăng 251,3% về lượng và 206,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 6.258 tấn thủy sản khô với tổng trị  giá xấp xỉ 24,2 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 3, cả nước xuất khẩu 3.232 tấn hàng khô tương đương 9,82 triệu USD, tăng 45,4% về lượng và và 3,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến tích cực này chứng tỏ sự phục hồi dần dần của mặt hàng thủy sản xuất khẩu này.

3 tháng đầu năm 2010, ASEAN, Trung Quốc là hai tâm điểm của các nhà xuất khẩu Việt Nam khi liên tục bám sát nhau tại vị trí số 1 và 2 trong danh sách thị trường nhập khẩu thủy sản khô từ Việt Nam. Bước sang tháng 4/2010, Hàn Quốc - thị trường kém "nổi bật" hơn đã vươn lên vị trí dẫn đầu.

Nhìn vào diễn biến xuất khẩu của hàng khô Việt Nam tháng 3/2010, Trung Quốc và  Nhật Bản đều có sự tăng trưởng đột biến. Tháng 1/2010, cả hai thị  trường này đều đạt mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ. Sang tháng 2, hàng vào Nhật Bản tăng 210,9% về khối lượng, 128,4% về giá trị, vào Trung Quốc tăng 38,1% về khối lượng, 105,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Trong suốt quý 1/2010, Đài Loan, Ucraina, Mỹ là những thị trường không đứng ở vị trí cao nhất trong bảng các thị trường nhập khẩu hàng thủy sản khô lớn nhất từ Việt Nam nhưng lại là "điểm nhấn" khá ấn tượng. Sự trở lại "ngoạn mục" của thị trường Ucraina và mức độ ổn định của thị trường Đài Loan và Mỹ khiến diễn biến xuất khẩu thủy sản khô Việt Nam không bị ảm đạm do sự bất ổn định tại một số thị trường xuất khẩu lớn.

Trong tháng 3/2010, Đài Loan tiếp tục tăng 69,5% về lượng, 76,1% về giá trị; Ucraina tăng 174,5% về lượng, 129,5% về giá trị; Mỹ tăng đến 214,8% về khối lượng, 124,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đã thông báo về việc Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) gửi công thư thông báo danh sách 30 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Liên bang Nga. Ngoài Ucraina, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản khô Việt Nam có thể hi vọng vào sự hồi phục từ thị trường nhập khẩu rộng lớn này.

(Theo Vneconomy)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Xuất khẩu thuỷ sản sang EU gặp khó
  • Thủy sản Việt Nam 2010: Chinh phục thị trường bằng chất lượng
  • Xã Đại Áng, Thanh Trì: 25 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản
  • Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2010: Chất lượng là then chốt
  • Xuất khẩu thủy sản: Khát nguyên liệu
  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 3,5 tỷ USD
  • Hưng Yên: Sản lượng thuỷ sản đạt hơn 4,6 nghìn tấn
  • Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm 40%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container