Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản: Khó về đích!

Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành thủy sản hiện nay là tập trung nâng cao giá trị xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNN, trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn ngành ước đạt trên 1,8 tỷ USD. Mặc dù là mặt hàng có mức tăng cao nhất trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu, song khả năng hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 4,5 tỷ USD là rất khó.

Nguyên nhân bởi ngành thủy sản Việt Nam đang chịu tác động của nhiều yếu tố như diện tích nuôi trồng giảm, thị trường nhập khẩu ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe. Cụ thể như mới đây, cơ quan giám sát tiêu dùng Nga ngày càng siết chặt kiểm soát tỷ lệ mạ băng (phần nước đưa vào trong quá trình cấp đông sản phẩm) đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng nước này.

Về phía thị trường Mỹ, sau nhiều lần xem xét về mặt hành chính, Mỹ vẫn đánh thuế rất cao với thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. Còn tại EU, việc áp dụng quy định IUU (quy định các hoạt động đánh bắt thủy sản bất hợp pháp) cùng với việc đồng euro mất giá khiến các nhà nhập khẩu dè chừng, lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này vừa qua đã sụt giảm đáng kể.

Thị trường Nhận Bản cũng không khá hơn, khi nhiều mặt hàng (đặc biệt là cá ngừ) bị đánh thuế nhập khẩu quá cao. Hiện thuế nhập khẩu cá ngừ Thái Lan vào Nhật Bản là 0% (trước đây là 4,8%), trong khi thuế với mặt hàng này của Việt Nam lại tăng tới 8,8%...

Trước những khó khăn trên, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị Bộ NN&PTNN hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giảm tải một số rào cản như bỏ quy định phải đăng ký kiểm dịch đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu (được bảo quản ở nhiệt độ dưới -18 độ C). Đồng thời, Ban điều hành xuất khẩu cá tra cũng đưa ra kiến nghị tăng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này từ 37 lên 49 doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch VASEP cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành thủy sản hiện nay là tập trung nâng cao giá trị xuất khẩu. Để đạt được điều này, thủy sản Việt Nam phải làm theo hướng tăng chất lượng, tăng khả năng truy nguyên nguồn gốc, làm theo các tiêu chuẩn toàn cầu... Những việc làm này không những sẽ làm tăng giá trị và uy tín của thủy sản Việt Nam, mà còn giúp Việt Nam tránh được những rào cản thương mại mà các nước đã dựng lên trong thời gian qua và trong tương lai.

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Xuất khẩu hải sản nhuyễn thể sang EU tăng mạnh
  • Ngành chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu
  • Năng suất cá nước ngọt tăng cao
  • ĐBSCL phấn đấu đạt trên 2 triệu tấn thủy sản nuôi
  • Chọn tôm sạch: không dễ!
  • Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đứng đầu ngành nông nghiệp
  • Global GAP - giấy thông hành cho thủy sản Việt thâm nhập thị trường thế giới
  • Ngao của Việt Nam được đánh giá chất lượng cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container