Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm

Những con tàu biển hàng nghìn tỉ đồng nằm phơi nắng phơi sương, thậmchí bán rẻ cũng không có người mua. Có trường hợp chủ nợ phải đem tàu đibán sắt vụn để thu hồi được đồng nào hay đồng ấy...

Theo tính toán của Cục Hàng hải VN, vận tải biển là lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics, có tới 90% hàng hóa xuất nhập khẩu ở nước ta đi qua đường vận tải biển. Tuy nhiên, hiện các DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài.

Do các DN kinh doanh vận tải biển ở VN còn là những DN nhỏ, hạn chế về năng lực, vốn ít… nên khi nền kinh tế thế giới và VN rơi vào tình trạng khó khăn, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm, các DN này lập tức có nguy cơ mất cân đối tài chính.

Tài chính bất ổn


Nhiều chủ tàu đã phải bỏ tàu trốn nợ ngân hàng. Mới đây, chủ tàu Dynamic Bright và tàu Đại Phát đã cầm cố tàu để vay tiền của Cty cho thuê tài chính II của Agribank (ALCII). Tới kỳ trả nợ, ALCII đợi mãi vẫn không thấy chủ nợ đến thanh toán, đành “chạy bổ” đi tìm - mới hay, tàu đã bị bỏ mặc ở khu neo đậu Ninh Tiếp (Cát Hải – Hải Phòng). Không chỉ ở Hải Phòng mà tại Nam Định, Quảng Ninh cũng xảy ra nhiều trường hợp tương tự.

Theo báo cáo của Cục hàng hải VN gửi Bộ GTVT, đến tháng 8/2012, cả nước hiện có 43 tàu đang neo đậu lâu ngày trong vùng nước cảng biển từ năm 2007-2008, trong đó, TPHCM có 14 tàu, Quảng Ninh có 3 tàu, Hải Phòng 4 tàu… Số lượng tàu biển neo đậu dài ngày không hoạt động đang có chiều hướng gia tăng.

Nguyên nhân chủ yếu là do chủ tàu và người thuê tàu không có nguồn hàng, giá cước giảm mạnh, trong khi chi phí vận hành tàu tăng. Khó khăn của DN vận tải đã kéo theo khó khăn cho ngân hàng, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng, các Cty cho thuê tài chính ngày càng cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối năm 2011 tổng dư nợ cho thuê tàu của 8 Cty cho thuê tài chính trong nước là hơn 8.700 tỉ đồng.

Cần cơ chế cho cả chủ và tàu

Một chuyên gia trong ngành vận tải hàng hải cho biết: Tình trạng khó khăn của các chủ tàu vận tải biển đa số là các cty tư nhân. Dự tính, hiện có đến 60% lượng tàu biển ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... không hoạt động. Nhiều DN bán tàu để trả nợ với giá rất rẻ, song cũng khó tìm được người mua. Theo chuyên gia này, để xảy ra tình trạng bi đát trên, ngoài các nguyên nhân khách quan là nền kinh tế khó khăn – còn có nguyên nhân chủ quan.

Vì việc đầu tư tàu vận tải biển cần nguồn vốn rất lớn và không ai có thể đủ nguồn vốn tự có để thuê mua tàu - mà đều phải vay ngân hàng và DN phải tự xoay xở. Trong khi nước ta chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ các chủ tàu trong việc cho vay lãi suất ưu đãi; cũng như chưa có hệ thống giám sát chặt chẽ giá trị thực của con tàu, các DN phải thuê mua tàu của các Cty tài chính với giá rất cao, và phải chịu lãi suất cao.

Mặt khác, hiện nay dù không hoạt động, nhưng các DN hoặc chủ tàu vẫn phải đóng phí neo đậu hàng ngày cho các con tàu, trong khi các nước trên thế giới, để khuyến khích tàu cặp bến, họ gần như không thu phí neo đậu tàu, mà họ chỉ thu thông qua dịch vụ khác.

Để cứu đội tàu biển quốc gia - giải pháp cấp bách lúc này là nhà nước nên có cơ chế tài chính riêng biệt để hỗ trợ các DN kinh doanh vận tải biển giữ lại tàu hoặc mua lại tàu, nhất là những DN vẫn còn năng lực tốt, còn đang cầm cự để hoạt động. Đồng thời, nhà nước cần ban hành quy chế định giá lại những con tàu biển.

Theo chủ một Cty vận tải biển ở Hải Phòng cho biết: hiện giá tàu đã giảm 40% - 50%, nếu cộng với khấu hao tài sản đã sử dụng nhiều năm thì giá trị thực của con tàu còn thấp hơn nữa, nhưng các Cty tài chính không định giá lại, mà cho thuê nguyên giá thì không ai dám thuê mua lại tàu. Hơn nữa với lãi suất vay 15%/năm hiện nay, thì DN vận tải rất khó làm ăn có đủ lãi để trả lãi vay ngân hàng… 

Theo DĐDN


 

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Vinalines lại sắp tham gia xây cảng biển hơn 1 tỷ USD
  • Dịch vụ vận tải biển giữa các cảng nước ngoài: Được khấu trừ thuế GTGT
  • Phát triển vận tải ven biển: Hạ tầng chưa tương xứng
  • Vận tải biển, chờ gì ở năm 2012?
  • Ngành vận tải biển trong nước nguy khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container