Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dịch vụ vận tải biển giữa các cảng nước ngoài: Được khấu trừ thuế GTGT

Như DĐDN đã thông tin, các DN vận tải biển nước ngoài đã có kiến nghị về dịch vụ vận tải biển. Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn số 9610/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải biển giữa các cảng nước ngoài.

Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép các DN vận tải biển được khấu trừ số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động vận tải giữa các cảng nước ngoài từ ngày 1/1/2011 đến trước ngày 1/3/2012
 
Trước đó, Bộ Tài chính đã nhận được văn bản kiến nghị về chính sách thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải biển giữa các cảng nước ngoài của một số DN vận tải biển.

DN kiến nghị

Theo các DN, trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như của VN nên việc khai thác tàu rất khó khăn. Vì vậy, các DN gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm trên thị trường quốc tế để khai thác hàng chạy giữa các cảng nước ngoài. Các DN cho rằng, vận tải biển giữa các cảng nước ngoài là vận tải quốc tế vì vận tải biển giữa các cảng nước ngoài không có chặng nội địa nên không thể là vận tải nội địa. Các hợp đồng vận tải giữa các cảng của nước ngoài được ký với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, không ký với tổ chức, cá nhân VN và thu được nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Các DN cũng khẳng định, không như lĩnh vực thương mại và dịch vụ khác có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh, DN vận tải biển phải đầu tư vốn rất lớn để mua, thuê phương tiện mà phần lớn vốn đi vay ngân hàng, chịu rủi ro cao. Việc không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào càng tạo thêm khó khăn cho các DN vận tải biển. Các DN vận tải kiến nghị cho phép các DN vận tải biển được khấu trừ số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động vận tải giữa các cảng nước ngoài từ ngày 1/1/2011 đến trước ngày 1/3/2012.

Hướng xử lý của Bộ Tài chính

Trước kiến nghị của các DN, Bộ Tài chính đã căn cứ các Quy định về vận tải quốc tế: Tại điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về vận tải quốc tế được áp dụng thuế suất 0% như sau: “Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế từ VN ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến VN. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế gồm cả chặng nội địa”. Căn cứ quy định trên thì hoạt động vận tải biển giữa các cảng nước ngoài chưa được quy định thuộc hoạt động vận tải quốc tế được áp dụng thuế suất 0%.

Về phạm vi điều chỉnh, tại Điều 3 Luật thuế GTGT có quy định về đối tượng chịu thuế “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở VN là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế quy định tại Điều 5 của luật”. Vì vậy, hoạt động vận tải biển giữa các cảng nước ngoài không thuộc phạm vi chịu thuế GTGT tuy không được quy định nằm trong nhóm đối tượng không chịu thuế tại Điều 5.

Về dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%, tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP về dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% quy định: “Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan. Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại VN, không phải là người nộp thuế GTGT tại VN. Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại VN, người VN định cư ở nước ngoài và ở ngoài VN trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”. Vì thế, nếu hoạt động vận tải từ cảng nước ngoài đến cảng nước ngoài thoả mãn hai điều kiện là: có hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài và có chứng từ thanh toán qua ngân hàng  được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. 

Từ các căn cứ pháp lý như trên, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép các DN vận tải biển được khấu trừ số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động vận tải giữa các cảng nước ngoài từ ngày 1/1/2011 đến trước ngày 1/3/2012.

Hoàng Oanh/(DDDN)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Phát triển vận tải ven biển: Hạ tầng chưa tương xứng
  • Vận tải biển, chờ gì ở năm 2012?
  • Ngành vận tải biển trong nước nguy khó
  • Thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam: Cơ hội và thách thức!
  • TS Phạm Đình Phương: Vì sao chi phí logistics cao ?
  • Kinh tế Việt Nam: Cảng biển lỗ nặng
  • Hãng tàu nước ngoài chi phối thị trường cước phí
  • Ngân hàng và doanh nghiệp logistics: Nhìn từ những cú bắt tay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container