Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ứng dụng hỗn hợp khí cho hoạt động vận tải công cộng: Cần thiết nhưng phải tính toán hợp lý

Để giải quyết bài toán khó về ô nhiễm không khí và giảm giá thành vận tải, Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South) hợp tác với Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) TP.HCM xây dựng
các trạm nạp khí hỗn hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, bao gồm phần lớn là hydrocarbon (CNG) cho hoạt động của mạng lưới xe buýt...
Theo kế hoạch, khí CNG sẽ được khai thác tại 2 mỏ Bạch Hổ và Nam Côn Sơn, sau đó chuyển về kho Dinh Cố tại Vũng Tàu. Hiện ống dẫn khí CNG đã xây lắp xong đến khu vực Nhà máy Phú Mỹ (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Năm 2009, dự kiến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ cung cấp cho hệ thống xe buýt tại TP.HCM khoảng 50 triệu m³ khí CNG, đến năm 2010 là hơn 120 triệu m³. Nếu mọi việc diễn tiến theo đúng lộ trình và chủ trương đã được chấp thuận thì trong quý I-2009 sẽ có những tuyến xe buýt thí điểm chạy bằng khí CNG. Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT, cho biết: “Trước mắt sẽ chuyển đổi động cơ xe buýt chạy bằng khí CNG cho hai tuyến mã số 30 (Tân Hương - Suối Tiên) và mã số 91 (Miền Tây -  Chợ nông sản Thủ Đức). Trước mắt chỉ thí điểm áp dụng cho 2 tuyến với khoảng 50 xe buýt, sau đó mới áp dụng đại trà trong toàn thành phố.

Việc ứng dụng khí CNG trong vận tải hành khách công cộng được nhiều đại biểu tại hội thảo ứng dụng khí CNG trong vận tải hành khách công cộng ủng hộ. Ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT, cho rằng nếu ứng dụng thành công việc sử dụng khí CNG trong vận tải công cộng thì chi phí nhiên liệu sẽ giảm 50%, đồng nghĩa với việc trợ giá cho xe buýt sẽ giảm. Nhiều đại biểu băn khoăn rằng chi phí nhiên liệu giảm nhưng không giảm giá vé xe buýt sẽ khó khuyến khích tăng số người đi xe buýt lên 10% vào năm 2009 như kế hoạch đã đề ra. GS.TS Phạm Xuân Mai, giảng viên trường Đại học Bách khoa TP.HCM đặt vấn đề, liệu các nhà cung cấp có duy trì được giá khí CNG ổn định, bởi một khi giá khí CNG tăng, thì việc ứng dụng CNG đại trà sẽ không còn tính khả thi. Tương tự, GS.TS Nguyễn Văn Thụ lo ngại hiện doanh nghiệp được hỗ trợ miễn thuế nhập khẩu xe và thiết bị khi chuyển đổi nhiên liệu từ diesel sang CNG, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động cung cấp khí CNG. Nhưng nếu giá nhiên liệu thế giới tăng trở lại thì ai sẽ hỗ trợ doanh nghiệp? Hàng loạt vấn đề được đưa ra tại hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp tích cực cho công tác điều hành vận tải hành khách công cộng tại TP.HCM và phần lớn các câu hỏi đều chưa có câu trả lời thuyết phục.

Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là một đòi hỏi bức thiết của thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tránh ắc tắc giao thông, giảm gây ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn giao thông. Hiện Sở GTVT TP.HCM đang có lộ trình phát triển xe buýt, thu hút người dân chuyển hình thức đi lại bằng phương tiện cá nhân (đặc biệt là xe gắn máy) sang phương tiện công cộng và đang hoàn thiện mạng lưới xe buýt theo quy hoạch đến năm 2020. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy một số bất cập nảy sinh trong quá trình điều hành hoạt động của hệ thống xe buýt, ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động kinh tế và sinh hoạt hàng ngày của người dân thành phố. Việc ứng dụng giải pháp sử dụng khí CNG trong hoạt động xe buýt cũng là một xu thế tất yếu, nhằm mang lại sự thuận tiện, hiệu quả và phục vụ tốt hơn cho người dân

 

(Theo báo Bình Dương)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Vận tải biển Việt Nam trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container