Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Hoa kỳ bí

Ở Tây Tạng vào mùa đông, tuyết phủ trắng xóa nhà cửa, núi đồi, ruộng vườn thì vạn vật như được trả về nguyên trạng của hàng trăm năm trước, khiến bạn cảm thấy đang trôi vào thế giới khác, thế giới của thần linh ngự trị và cái lạnh buốt xương.

Kim Sơn, một người từng nhiều năm hướng dẫn du lịch cho khách Việt Nam, đã tự khám phá những miền đất hoang sơ kỳ bí của đất Trung Quốc. Anh ghi lại hình ảnh những nơi xa xôi đặt chân đến trong những chuyến "phượt".

Trên đỉnh cung điện Potala, tọa lạc ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Cung điện từng là nơi trú ngụ chính thức của các đức Lạt ma. Hiện nay Potala trở thành bảo tàng và là nơi du khách thường thăm viếng.
Khu cung điện dài 400 mét và rộng 350 mét nằm theo hướng bắc nam. Các bức tường bao quanh Potala dày trung bình 3 mét, phần chân tường dày đến 5 mét. Móng tường được đổ đồng vào để chống động đất. Toàn bộ khu cung điện gồm 13 tầng, có 1000 phòng, 10.000 bàn thờ và khoảng 200.000 bức tượng.
Những ngọn nến thiêng trong chùa Jokhang. Ngôi chùa lớn ở Lhasa này được xây dựng từ thế kỷ thứ 7, bởi một vị hoàng đế ở Tây Tạng nhằm kỷ niệm việc ông kết hôn với một công chúa của nhà Đường. Tên của ngôi chùa có nghĩa là "nhà của Phật". Người Tây Tạng tin rằng đây là nơi thờ phụng linh thiêng và quan trọng nhất của họ.
Một góc Tháp Nhĩ Tự ở Tây Tạng. Chùa Tháp Nhĩ lấy từ tên của một ngọn tháp nằm trong chùa được dát bằng 1 tấn bạc, 3.000 lượng vàng và 3.600 viên mã não, xây dựng lần đầu từ năm 1379, sau đó được trùng tu, xây dựng thêm và trở thành một trong sáu chùa lớn nhất của Phật phái phổ biến nhất ở Tây Tạng.
Lớn nhất tại Tháp Nhĩ tự là Đại Kinh đường (2.000m2) được chống bởi 168 cột lớn, tại đây lưu giữ rất nhiều kinh Phật từ thời nhà Đường đến nay.
Lò hương ở Lasha, Tây Tạng.
Một lò đốt hương ở Lhasa, Tây Tạng.
Đỉnh đèo Tangula ở độ cao 5.500 mét. Tangula là dãy núi chính ở miền Tây Tạng của Trung Quốc với độ cao trung bình trên 5.000 mét. Đây cũng là nơi bắt nguồn của con sông Dương Tử. Tuyến đường sắt chạy nối Thanh Hải - Tây Tạng nằm ở độ cao nhất thế giới.
Một góc Ma Thành, còn gọi là Hắc Thành, nằm trên sa mạc Gobi. Người dân địa phương thường gọi là Ma Thành vì họ cho rằng ở trong thành vào ban đêm hay xuất hiện rất nhiều ma quỉ được cho là oan hồn của cuộc thảm sát mấy vạn người trong một đêm cách nay mấy trăm năm.
Truyền thuyết và chuyện ma quỉ của Ma Thành rất nổi tiếng nên tuy nằm giữa sa mạc gần biên giới Mông Cổ nhưng hàng năm vẫn có dân nước ngoài thích cảm giác mạnh tìm đến thành này. Dân địa phương thì lại khác, họ hiếm khi đến. Một người bản địa sau khi dẫn du khách đến Ma Thành thì dừng lại, chứ nhất định không chịu vào bên trong.
Những người du mục trên sa mạc Gobi. Đây là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới, nổi tiếng vì lịch sử gắn liền với thời của đế chế Mông Cổ. Trên sa mạc cũng có những địa điểm quan trọng trên Con đường tơ lựa cổ xưa.
Một người phụ nữ thuộc bộ lạc du mục ở Nội Mông. Bà là người hiếm hoi còn có mặt trong làng trong mùa chăn thả dê. Đàn ông trong nhà đều đã vắng mặt từ suốt mấy tháng.
Cận cảnh đỉnh lều hình tròn của người du mục ở Nội Mông. Xung quanh lều treo những tấm thảm lớn.
Thiếu nữ du mục và du khách. Bất chấp điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, với nhiệt độ mùa đông xuống -40 độ C và mùa hè lên đến 50 độ, những người du mục vẫn sống cuộc sống vui tươi và khoáng đạt.

(Theo Kim Sơn // Vn Express)

  • Top 10 khách sạn tốt nhất thế giới
  • Thiên đường dành cho mèo ở Đài Loan
  • Vì sao Bangkok hấp dẫn du khách quốc tế?
  • Mùa thu Sydney
  • Cùng đón Tết té nước của người Thái tại Bangkok
  • Chuyện thần kỳ trên đảo Okinawa: Kỳ 1: Sống ở 'đảo bách niên'
  • Moscow đang "biến thành New York": Kỳ 1: 'Thành phố đế vương'
  • Rực rỡ sắc hoa anh đào Hoa Kỳ - Nhật Bản
  • 10 tòa nhà hàng đầu thế giới
  • Thăm động Batu, thưởng thức trà kéo
  • 10 thành phố thân thiện xe đạp nhất thế giới
  • Đường sang Tây vực
  • Đêm Paris!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com