Tam Đảo là miền rừng núi của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, chỉ cách Hà Nội hơn 40 cây số theo đường chim bay, không chỉ nổi tiếng về thời tiết mát mẻ sánh ngang với Sa Pa và Đà Lạt mà còn nổi tiếng về các món ăn đặc sản.
Tam Đảo có nhiều sơn hào, nhưng lại không giết hại thú vật quý hiếm hoặc làm hao tổn lâm thổ sản. Bởi đây là vườn quốc gia, mọi thú hoang dã đều được bảo vệ nên người dân Tam Đảo đã chăn nuôi nhiều con vật như bò, dê, lợn rừng, rắn và vài thứ thú hoang dã được thuần hóa để nhân giống chăn nuôi, cung cấp thực phẩm sạch cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn.
Món thịt lợn rừng là lợn rừng thật sự vì chúng được nuôi trong các làng trại của người dân tộc Sán Dìu trên núi Tam Đảo. Lợn được thả rông trong rừng, đến bữa gọi về cho ăn thêm rau, cám để chủ nuôi quản lý cho dễ. Chúng phải tự kiếm thức ăn có sẵn trong rừng để sống là chính. Do vậy, chúng trở lại bản năng gốc, chậm lớn, mõm dài ra, lông xồm xoàm, mông quắt, bụng thon lại, chân cao lên, chỉ 15 đến 16kg là có thể làm thịt.
Lợn này cạo lông xong, mổ bỏ lòng, nhét lá ổi, lá sả, hoặc lá lộc vừng vào bụng rồi thui vàng. Thịt lợn mỏng và dai, không siêu nạc, không nhiều mỡ. Ăn không ngấy, không hôi, càng nhai càng ngọt, chế biến món nào cũng thơm ngon, đậm đà.
Thương hiệu rau su su Tam Đảo được nhiều người ưa chuộng, hàng bán không bao giờ bị ế. Su su ưa đất xốp, ẩm và tốt, thích hợp với khí hậu Tam Đảo. Ở đây, giàn su su rộng tới mấy sào, quả lúc lỉu, mỗi lần hái, có thể chứa đầy cả một ôtô tải. Ở Tam Đảo có hẳn cả một dãy chợ bán rau su su.
Ngọn su su bán được giá hơn quả nên người ta tận dụng cả khe, lạch, mặt cống để bắc ngang cây tre, cây nứa cho cây leo. Khác với miền xuôi, su su chỉ trồng một năm một lần, còn ở đây trồng lưu niên. Người ta cắt bỏ cây già, cho gốc chồi lên cây non, rồi bón thúc thêm phân mới.
Do su su trồng ở Tam Đảo không bị mối cắn rễ làm héo chết, không bị côn trùng ăn lá, ăn quả nên người địa phương không phải dùng thuốc trừ sâu. Rau su su có thể luộc chấm tương hay nước mắm chanh, hoặc xào với tỏi lẫn thịt bò. Quả su su bổ như bổ cau, luộc chín kỹ chấm muối vừng, hay thái mỏng hoặc bào nhỏ su su để xào hoặc nấu canh.
Nhiều người đã từng biết đến rừng trúc Sa Pa, rừng trúc Yên Tử nhưng không đâu bằng trúc Tam Đảo. Bà con miền núi ở đây gọi là cây sặt. Măng Tam Đảo chủ yếu là măng sặt và măng nứa. Măng chỉ to bằng chuôi liềm và dài hơn gang tay là có thể chặt được.
Măng lấy về, bóc nõn, bỏ hết vỏ rồi luộc qua và ngâm nước muối, luộc, chấm mắm tôm, chanh ớt. Mắm tôm cần pha thêm rượu 45 độ cho chín, vắt chanh sủi bọt, cho thêm 2-3 lát ớt vừa đủ cay. Thường người ta để cả măng tròn, luộc cho mềm, xếp lên đĩa. Khi ăn cầm trực tiếp bằng ngón tay, chấm mắm tôm, cắn từng đoạn. Ăn cách ấy mới là ăn măng Tam Đảo.
Tam Đảo không có nắng gắt, lại mát lạnh, ẩm ướt nên nấm hương rất mau mọc. Nấm hương nhồi giò giã, nấu nước gà luộc, tôm he khô, cùng với bóng bì, thịt thăn, su hào thái mỏng ăn vừa thơm, vừa ngon, vừa bổ dưỡng.
Trước kia người dân Tam Đảo chuyên lấy nấm hương mọc tự nhiên trên những thân cây gỗ xốp, nhiều nhựa như sung, mít, ngái, vải sắp mục. Ngày nay, nhiều người dân ở đây đã biết trồng. Người ta ngả những loại cây gỗ xốp, dùng loại búa chuyên dùng có mỏ vằm nệm vào than gỗ, khoét thành các hố to bằng miệng chén uống nước. Khi gỗ khô, ráo nhựa, mới cấy bào tử nấm vào các hố ấy, phủ một lớp mùn mỏng, rồi tưới nhẹ giữ độ ẩm cho nấm mọc lên.
Tam Đảo còn có đủ các điều kiện để nuôi hươu, nai, dê, cừu, thỏ, phát triển cá bống suối tự nhiên bằng cách đắp đập chăn nuôi, lấy sữa ong chúa, bọng ong non... Các thứ ấy do các đầu bếp lành nghề, chế biến thành các món ăn đặc sản Tam Đảo có thể hấp dẫn khách du lịch và phục vụ luôn cả người dân, người địa phương Vĩnh Phúc./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Trên mâm cỗ Tết xưa, cùng với những món cổ truyền như bánh chưng, thịt gà, nem…món giò được xếp vào hàng một trong những món “mỹ vị”. Ngày nay, khi món giò gần như trở thành món ăn thường ngày và khi đã có nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn trên mâm cỗ ngày xuân, những khoanh giò ngon vẫn là món ăn không thể thiếu.
Đồi cò Ngọc Nhị, thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Tây, nơi trú ngụ của gần 8 vạn con cò là điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách.
Tết Nam bộ được tưới vàng trong nắng. Người dân miệt vườn vốn lam lũ quanh năm. Họ chất phác như cây lúa, ngay thẳng như ngọn tầm vông. Ra ruộng họ chỉ cần nắm muối ớt, sau buổi làm bắt con cá lóc dưới ruộng nướng vàng trong rơm, vừa ăn vừa nhấm nháp những đọt rau dừa, rau đắng bên bờ ruộng. Họ ít thích chế biến cầu kỳ. Thói quen thường ngày như thế nhưng trong mâm cơm ngày Tết, người Nam bộ lại chăm chút với tất cả sự thành kính với tổ tiên, ông bà.
Làng Tháp Miếu ( thị trấn Phúc Yên, huyện Mê Linh) có nghề làm bún từ xa xưa, không ai còn nhớ từ đời nào. Nghề này cũng lắm nhọc nhằn, người làm bún cũng cần lao như bao người làm nghề khác: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Người dân nơi đây thuần phác, cái tâm của họ trong trắng như sợi bún quê.
Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý -Trần, 36 phố phường thời Lê - Nguyễn là nơi tụ hội các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên mở nhà, lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm ra được sản phẩm hàng hoá tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất.
Thịt giữ được hương vị thơm ngon của thịt nướng nguyên vẹn, đặc trưng khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của tiêu rừng (amất)...
Nghề gốm thủ công của người dân dưới chân núi Đất Vàng ở tỉnh Kompong Chnang, Campuchia đã có từ rất lâu đời. Những sản phẩm của làng gốm gồm các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như nồi, niêu, ơ, sanh, cà ràng, lu, hũ, bình… đều được chế tác bằng tay, nung bằng lửa rơm chứ không nung bằng lò nhiệt như các lò gốm thông thường. Ở làng gốm, phụ nữ sản xuất gốm, đàn ông ngoài việc đồng áng là lấy các món đồ gốm chất lên xe bò, rong ruổi khắp các tỉnh thành của Campuchia để bán. Những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, mang theo gạo, củi, tải trên xe bò cùng với đồ gốm, đêm ngủ ngày đi, đói bụng dừng chân lại tự nấu ăn lấy, bán hết xe bò chất đầy gốm thì về. Một kiểu sống du mục nay đây mai đó của những người đi bán gốm.
Lý Sơn là một hòn đảo nhỏ, nép mình trong một góc yên bình của Biển Đông bao la ngàn năm xưa ngoan ngoãn nằm nghe sóng, từng ngày nay e ấp chào đón những dấu chân tiên phong đến thăm.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”