Không giống những khu bếp khác, căn bếp mở này không có thứ mùi thức ăn tổng hợp đặc trưng, ngược lại, cảm giác khi làn khói trắng ngào ngạt bốc lên giữa căn bếp chan hoà ánh sáng, không phải dễ dàng mà bắt gặp.
Đầu bếp lần này tôi gặp là một người đàn ông trẻ tuổi, người Ấn Độ. Khác với vẻ cau có hoặc nghiêm trang của các ông đầu bếp Nhật hoặc Pháp, Ashish Deva khá vui tính.
Vừa làm, anh vừa pha trò với các phụ bếp, thỉnh thoảng thốt lên “Trời ơi!” - đó là một trong các từ tiếng Việt hiếm hoi mà anh học được. “Tôi muốn vui vẻ, hòa đồng với phụ bếp và nhân viên, làm sao để truyền được cho họ tình yêu với việc nấu nướng, chứ làm ông kẹ ra oai thì dễ quá!”
Việc đầu tiên trước khi làm bếp là gọi một ly cà phê đen, ngày nào anh cũng phải uống cà phê sáng, có hôm 6 cốc. Anh bảo người Việt Nam chăm chỉ lắm, dậy làm việc từ 5 giờ, anh thì cứ phải mượn đến cà phê để đầu óc tỉnh táo.
“Tôi sống ở Đà Nẵng cùng gia đình, hàng ngày chạy xe 30 phút vào đây làm việc. Với tôi, di chuyển như vậy cũng thường thôi. Thêm nữa, sống ở Đà Nẵng, tôi có cơ hội được thưởng thức các món ăn truyền thống. Tôi rất thích “vui đùa” với các món ăn này, thử nghiệm, kết hợp... bằng kinh nghiệm và trái tim của mình”.
“Anh gọi công việc đó là ‘vui đùa’?”
“Phải, nấu ăn không phải công việc bắt buộc, mà nó phải là niềm yêu thích. Nếu bạn không yêu thích, bạn không thể nấu ngon được. Vì thế người ta mới nói, hãy nấu ăn bằng trái tim, và món ăn ngon nhất là món ăn mà người mẹ làm cho con mình”.
Anh làm thử cho tôi xem 4 món, với thời gian chế biến tổng cộng chỉ 30 phút, tất cả các động tác đều nhoay nhoáy. Đôi lúc, chỉ kịp thấy lửa bùng lên, rồi loang loáng cánh tay hất chảo, đã thấy thức ăn bày ra đĩa.
“Để thực hiện món mì Quảng này, anh tự làm mì hay đặt mua?”
“Tôi mua đấy. Tôi nghiệm ra là không ai làm mì ngon hơn chính những người dân ở đây. Tự làm cũng được thôi, nhưng nó không có được hương vị của các bạn. Mà món ăn thì phải hoàn hảo nhất”.
“Anh có quan điểm giống một người bạn tôi. Bạn tôi nói với vợ rằng, đừng bao giờ đi ăn hàng rồi về nấu món đó cho chồng, trừ khi được 100% hương vị, nếu không thì ra hàng ăn là tốt nhất. Tôi thì cho rằng quan điểm đó hơi cực đoan”.
“Anh ấy đúng đấy. Với mỗi món ăn, bao giờ tôi cũng ăn thử để cảm nhận và phán đoán nguyên liệu, cách làm, rồi về nhà thử. Quá trình ăn rồi làm thử đó lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi nào đạt được hương vị hoàn hảo mới thôi. Hoặc là đưa ra một món ăn hoàn chỉnh”.
“Trong món mì Quảng, theo anh thành phần nào quan trọng nhất để tạo nên đặc trưng của món ăn?”
Tất nhiên trong mỗi món ăn, thành phần nào cũng quan trọng cả. Nhưng nếu phải chọn thành phần quan trọng nhất, tôi cho rằng đó là rau thơm và nước dùng”.
“Còn trong món mực, tại sao anh lại cho mật ong vào? Người ta thường không nấu như vậy ở Việt Nam”.
“À vâng, đó là cách tôi học được ở người Trung Quốc đấy. Món ăn Việt Nam có một đặc điểm thú vị là tiếp thu nhiều ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Hoa, nhưng vẫn tạo ra hương vị cực kỳ riêng biệt”.
Việc cảm quan thì khi xào, mật ong cháy sẽ tạo thành màu đen trông có vẻ không ngon miệng. Nhưng khi nếm thử, bạn sẽ thấy sự tài tình của việc kết hợp vị ngọt mật ong khiến món ăn đậm đà hơn, và cũng khử hết mùi tanh của hải sản.
Quá trình chế biến được thao tác nhanh bao nhiêu, thì khâu trang trí với anh lại cầu kỳ bấy nhiêu. Tôi để ý thấy có những món, anh đã bày biện xong xuôi, rồi nhìn ngắm một lúc, không ưng ý lại trút sang đĩa khác.
Anh thích cách trang trí tự nhiên, bằng các loại rau thơm, bánh đa đặc trưng của miền Trung, hoặc một chút dầu màu điều (mua bột màu điều tại các hàng khô, khi dùng đun sôi mỡ, cho bột vào đánh tan)...
“Nấu ăn có phải một môn nghệ thuật không?”
“Nó là nghệ thuật, bởi trong đó, anh phải sáng tạo, như một người nghệ sĩ sáng tác với các màu sắc, mùi vị... Nhưng ngược lại, nó cũng là một thứ kỹ năng. Có những kinh nghiệm như dùng nước sôi hay nước lạnh, đun bao lâu thì vừa... nếu không thường xuyên rèn luyện thuần thục, anh sẽ không bao giờ sáng tạo được một món ăn ngon”./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Bình Thuận vừa khởi động đề án xây dựng khu di tích căn cứ Khu 6 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành một điểm du lịch về nguồn. Vừa mang ý nghĩa một điểm đến giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho ngành du lịch hấp dẫn du khách khắp nơi.
Tú Làn là tên một thung lũng hẹp nằm ở miền rừng núi xã Tân Hóa ở miền tây bắc Quảng Bình. Cái tên đó không được biết đến nhiều, cho đến một ngày hệ thống hang động hoang sơ và kỳ vĩ nơi đây được tìm thấy.
Cùng với bãi đá cổ ở Sapa - Lào Cai, một bãi đá cổ khác cũng được công nhận là di sản quốc gia nhưng còn rất ít người biết đến. Đó là bãi đá cổ Nấm Dẩn ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Với những hình dáng kỳ lạ, cùng với nhiều nét chạm khắc bí ẩn, bãi đá này thực sự là điểm đến với mỗi du khách khi đặt chân đến Xín Mần - Hà Giang.
Ở Côn Đảo, du khách sẽ được tận hưởng kỳ nghỉ thoải mái và yên tĩnh một cách tuyệt đối. Không có dịch vụ du lịch, nên đến Côn Đảo du khách thật sự hòa mình vào thiên nhiên. Đồi núi chiếm đến 88,4% diện tích tự nhiên của Côn Đảo.
Hàng năm cứ đến ngày 9/4 âm lịch (ngày ông Gióng thắng giặc Ân), người dân bốn phương từ mọi ngả xa gần lại đổ về để xem lễ, dự hội tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Khi trâu gục xuống, dân làng đưa những lễ vật như: vải thổ cẩm, lúa gạo, lợn, gà đến đặt lên mình trâu với ý nghĩa chia một phần cho trâu trước khi về với Giàng.
Từ chiều, cơn giông đã kéo đến. Trên bầu trời, mây đen kìn kịt. Dường như chúng đang đuổi theo con thuyền của chúng tôi. Nhanh lên, sắp về tới nơi rồi.