Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội Gióng - Lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam

 
Lễ dâng hương tại đền Gióng. (Ảnh: chinhphu.vn)

Hàng năm cứ đến ngày 9/4 âm lịch (ngày ông Gióng thắng giặc Ân), người dân bốn phương từ mọi ngả xa gần lại đổ về để xem lễ, dự hội tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội). 


Đây là mảnh đất đã sinh ra một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam - “Phù Đổng thiên vương”. Người xã Phù Đổng vẫn truyền nhau câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/ Không đi hội Gióng cũng hư mất đời…”

Hội Gióng thực sự là một lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Nó là một “hội trận”, vừa thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong ước “Quốc thái dân an” của nhân dân. 

Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ…

Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. 

Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). 

Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận.

Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, Hội Gióng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Ví dụ, các ông “Hiệu” là hệ thống tướng lĩnh của ông Gióng; “Phù Giá”, đội quân chính quy của ông Gióng; các “Ông Hổ”, đội quân tổng hợp; “Làng áo đen”, đội dân binh; “Cô Tướng”, tượng trưng các đạo quân xâm lược…

Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại. Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. 

Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. 

Trong lời khai mạc Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Đảng ta vĩ đại thật. Một thí dụ: Trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp…”

Ông Hoàng Đức Cường - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phù Đổng, kiêm Trưởng Ban quản lý khu di tích Đền Gióng cho biết  xã đang chuẩn bị Hội Gióng năm 2010. Hội Gióng năm tới sẽ được tổ chức lớn hơn mọi năm, vì là năm chính hội. Đây cũng là dịp để Phù Đổng chào mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Trước ngày 31/8, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và các bộ, ngành liên quan sẽ hoàn thiện hồ sơ "Lễ hội Gióng" trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. /.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Lên Tây Giang xem hội đâm trâu
  • Ngắm mưa giông trên dòng sông Đà hiểm trở
  • Vùng hồ Núi Cốc
  • Đảo Chim - Nàng công chúa chờ đánh thức
  • Đêm Hà Thành
  • Du lịch mùa nước nổi
  • Bí ẩn những động hang mộ ở Mộc Châu
  • Chuyện về ngôi nhà mồ kỳ dị
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com