Nhắc đến món Cari, người ta nghĩ đến đất nước Ấn Độ, món Kim Chi là của riêng xứ sở Hàn Quốc, Trung Quốc lại có vịt quay Bắc Kinh, và nói đến Phở, nhất định người ta sẽ nhắc đến Việt Nam.
Tinh hoa phở Hà thành
Ẩm thực Việt Nam, trong đó có món Phở đã để lại một dư vị khó quên cho những ai từng thưởng thức nó. Giờ đây, nhắc đến món ngon Hà Thành người ta không thể không nhắc tới Phở.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực thì Phở Việt Nam ra đời đã hơn 100 năm. Nhà văn Giang Quân- Hội viên hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho rằng: " Phở, dù từ đâu đến, khi về Hà Nội nó đã được "thăng hoa" nhờ khẩu vị của những người sành ăn xứ Hà thành. Từ đó, phở trở thành một món ăn thuần Việt, mang bản sắc Hà Nội".
Vào đầu thế kỷ 20, những gánh phở bán rong xuất hiện với duy nhất món phở thịt bò chín. Cho đến bây giờ, người dân Vân Cù, Nam Trực, Nam Định vẫn tự hào rằng quê hương mình có nghề làm phở truyền thống. Anh Vũ Ngọc Vượng, ông chủ của hàng loạt cửa hàng phở bò gia truyền Nam Định tại Hà Nội cho biết: "Bố tôi kể lại, từ những năm lên 8, lên 10 đã theo chân ông nội đi bán phở rong đựng trong các hòm bằng gỗ.
Bây giờ, thế hệ chúng tôi không thể bán phở rong được mà phải tiến tới xây dựng thương hiệu phở gia truyền Nam Định một cách bền vững. Có tới 80%lực lượng lao động tại các quán phở trên Hà Nội là người làng tôi".
Xếp hàng chờ ăn phở gia truyền.
Anh Vũ Ngọc Vượng: Tôi lớn lên, làng nghề đã xuất hiện từ lâu. Đã là gia truyền thì sự nhìn nhận phát triển về lâu dài và có chiều sâu là hạn chế. Sau buổi tọa đàm này, tôi sẽ về bàn với dân làng, tiến tới đăng ký thương hiệu phở bò gia truyền Nam Định.
Để làm ăn có quy mô như Phở 24 chúng tôi học tập rất nhiều. Tại, Hà Nội chúng tôi đã có 5 cửa hàng, nhưng không phải quán phở nào cũng đạt tiêu chuẩn cao, mà chỉ ở mức bình dân thôi.
Chưa ăn phở là chưa đến Việt Nam
Phát triển sau hơn một thế kỷ, phở không chỉ có mặt ở Việt Nam, mà xuất hiện nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Singapore... đặc biệt tại Pháp với hàng chục loại phở khác nhau. Chính những người Việt xa xứ là những người đầu tiên quảng bá thành công thương hiệu phở Việt Nam ra quốc tế.
Một quán phở Việt Nam tại quận 12, thành phố Paris (Pháp).
Nhắc tới phở Hà Nội, người ta thường nhắc tới phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư, tuy nhiên chủ yếu phục vụ là khách trong nước. Có một thương hiệu giúp cho phở Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế đó là Phở 24.
Ông Lý Quý Trung - TGĐ Tập đoàn An Nam, người đồng sáng lập thương hiệu phở 24 cho biết: "Phở 24 ra đời với mong muốn xây dựng một thương hiệu lớn với tham vọng phở Việt sẽ có mặt khắp thế giới.
Phở 24 đã mở được 30 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có 10 cửa hàng. Một số cửa hàng tại Nhà Trang, Bình Dương, Đà Nẵng, Huế. Năm 2009, sẽ mở tiếp ở Cần Thơ, Bắc Ninh...
Phở 24 cũng đã có mặt tại 10 quốc gia trên thế giới. Indonesia là nước đầu tiên có phở 24. Ngoài ra là Singapore, Philippines, Hàn Quốc, Australia... Ông Trung cũng có biết, Phở 24 vừa ký hợp đồng ghi nhớ mở cửa hàng ở Trung Quốc, Nhật Bản… trong năm 2009.
Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là đa số du khách nước ngoài thường không hợp với những món gia vị cổ truyền có trong bát phở . Vì vậy, tại các cửa hàng phở hoặc khách sạn phục vụ khách nước ngoài món phở thường gia giảm để phù hợp với khẩu vị của khách: bát phở có thêm giá đỗ hoặc hành tây.
Từ đó, có thêm khái niệm: phở thời “hội nhập”, nhưng những thực khách yêu phở cổ truyền lại cho rằng làm như vậy sẽ không còn giữ được hương vị nguyên thủy của phở.
Ông Kim Sang Ug, Giám đốc Trung tâm văn hóa Hàn Quốc với tư cách một người Hàn Quốc yêu thích món phở cho biết: Người Hàn Quốc cũng như người Việt Nam đều thích món ăn này, vì nó được làm từ gạo, phù hợp với khẩu vị của hai dân tộc. Khách nước ngoài vào Việt Nam làm việc thường chọn ăn món phở, bởi họ quan niệm rất thú vị: “Chưa ăn phở là chưa đến Việt Nam”.
Những vấn đề đặt ra cho phở thời hội nhập
Thực tế, hầu hết quán phở ở Việt Nam rất giản dị nếu như không nói là nghèo nàn về cơ sở vật chất, đi kèm theo là văn hóa phục vụ còn kém. Đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà kinh doanh Phở cũng cần có tiêu chuẩn cơ sở, vật chất, văn hóa phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Tô Việt, Việt Kiều Pháp tỏ ra bức xúc về việc an toàn vệ sinh trong các quán phở:" Hồi bao cấp, phở là món ăn xa xỉ, nhưng giờ đây đã trở thành món ăn rất quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, thói quen của người Việt Nam như ăn phở ở đầu phố, không hợp vệ sinh vẫn còn, mặc dù đã có thay đổi nhiều. Điều đáng quan tâm ở các quán phở là vấn đề về vệ sinh: vứt rác bừa bãi ra sàn nhà, khạc nhổ... Nhiều người nước ngoài rất ngại vào các quán phở như vậy.
Ông Kim Sang Ug, Giám đốc Trung tâm văn hóa Hàn Quốc chia sẻ:"Tôi rất thích phở Việt Nam. Để phục vụ người nước ngoài tốt hơn, trước hết quán phải dễ tìm, có không gian cho bọn trẻ. Cũng cần quan tâm tới khẩu vị của người nước ngoài, thí dụ người nước ngoài không quen với các loại rau thơm, có thể để họ tự lựa chọn chứ không phục vụ sẵn".
Đứng từ phía những nhà quản lý, bà Vũ Mai Khanh, Vụ phó Khách sạn, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng: Để ngày càng thu hút khách nước ngoài đến với phở Việt Nam hơn chúng ta phải quan tâm tới chất lượng phục vụ, bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, thái độ phục vụ. Và đặc biệt là phải quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh chất lượng món ăn, chúng ta phải có cung cách phục vụ văn minh lịch sự. Việc quảng bá thương hiệu phở Việt Nam ra toàn thế giới cũng cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta phải tạo ra một cái gì đó độc đáo như xây dựng một tuyến phố chuyên chế biến về phở, tổ chức thi chế biến riêng về món phở, tổ chức những nhà hàng phở hàng đầu.
Con đường phở là nội dung cuộc tọa đàm diễn ra vào sáng 21-11, do Báo điện tử VOVNews (Đài Tiếng nói Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Văn hóa Ẩm thực Đất Việt (Hội Dân tộc học TP Hồ Chí Minh) tổ chức.
Mục đích của buổi tọa đàm là lắng nghe những ý kiến đóng góp chia sẻ từ những nhà nghiên cứu, quản lý, kinh doanh và những ai "yêu" phở với mong muốn làm thế nào để đưa Phở Việt Nam thành một thương hiệu ngày càng được nhiều người trên thế giới biết đến.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Bên cạnh thế mạnh sông nước hữu tình, các miệt vườn xum xuê cây ăn trái, những chợ nổi, cảng cá, làng bè tấp nập ngày đêm... Ðồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều lễ hội linh thiêng thu hút khách thập phương. Các tour du lịch đồng bằng sông Cửu Long ở Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đang triển khai sôi động, hấp dẫn để đón hè và được đẩy mạnh hơn với sự khai trương Chi nhánh Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tại thành phố Cần Thơ từ ngày 25-4.
Hội được tổ chức vào rằm tháng 3 hàng năm với những con diều sáo được làm thủ công, cái tên cũng mộc mạc như diều cánh chanh, diều cánh muỗm và diều cánh mộc
Thị xã Kon Tum nằm ở cực bắc Tây Nguyên, độ cao trung bình 650 m so với mực nước biển, nên thời tiết ở đây khá dễ chịu (nhiệt độ trung bình 23 độ C) chỉ nóng hơn Ðà Lạt chừng 2 đến 3 độ C.
Làng Hiền Quan (tên cổ là Song Quan) thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội liên quan đến tục lệ thờ nữ tướng Thiều Hoa thời Hai Bà Trưng.
Cuối mùa xuân, những cây bằng lăng ở khắp nơi như bừng tỉnh, trổ những mầm lá mới. Những mầm lá bé xíu thay đổi thật nhanh. Chỉ mới hôm trước hôm sau, đã thấy lớn hơn và màu cũng khác
Ngay từ những ngày đầu tháng năm âm lịch, các gia đình ở làng Tó (Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội) đã tấp nập đong gạo, đồ xôi, ủ rượu nếp để chuẩn bị cho Tết giết sâu bọ vào mùng năm.
Làng địa đạo Vịnh Mốc - một huyền thoại trong thời chống Mỹ, cứu nước - đã trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước sinh động cho các thế hệ trẻ, là điểm du lịch kỳ thú, hấp dẫn, độc đáo cho khách tham quan. Có một du khách nước ngoài đã ghi lại: "Ðịa đạo Vịnh Mốc như một tòa lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất, giấu kín bao điều kỳ lạ của những người làm ra nó và thời đại mà nó được sinh ra".
Với diện tích khoảng 2,5 đến 4 km² tuỳ thuộc theo thuỷ triều, đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) nằm giữa Vịnh Bắc Bộ và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”