Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội diều làng Bá Dương Nội

Hội được tổ chức vào rằm tháng 3 hàng năm với những con diều sáo được làm thủ công, cái tên cũng mộc mạc như diều cánh chanh, diều cánh muỗm và diều cánh mộc


Chẳng ai biết tự bao giờ thú chơi diều có ở làng, chỉ biết đã từ lâu lắm, cứ vào rằm tháng 3 hàng năm, dân làng lại nô nức rủ nhau tham dự Hội thi diều. Các bậc lão niên trong làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) kể rằng, từ thủa còn để chỏm đã theo cha đi thả diều. Ngay đến ông cha các cụ cũng được truyền lại thú chơi diều từ các bậc tiền nhân. Trải qua năm tháng, Hội thi diều của làng bị gián đoạn một thời gian do chiến tranh. Đến năm 1986, Hội được mở lại và được duy trì đều đặn cho đến nay với quy mô ngày một lớn.
 

 
 

Hội thi thả diều năm nay của làng diễn ra vào đúng dịp miếu thờ thần Châu Thổ, còn gọi là miếu Diều (đây là địa điểm chính diễn ra hội thi) được trùng tu, tôn tạo lại khang trang hơn. Có lẽ bởi vậy mà nhiều người dù đã không tham dự một thời gian, năm nay lại mang diều đến dự thi.
 

 
 

Đúng sáng 15/3 (âm lịch), dân làng trang trọng tổ chức lế tế Chính Tịch ở miếu thần Châu Thổ. Tham gia lễ tế là các cụ ông, cụ bà được dân làng bầu chọn. Mục đích của lễ tế nhằm cầu mong một năm mưa thuận, gió hoà, đời sống của nhân dân trong làng luôn được đủ đầy.
 

 
 

Sau lễ tế, quá Ngọ (12 giờ trưa), các thí sinh tham dự Hội thi sẽ mang diều đến làm lễ trình diều tại miếu Diều, mong thần linh chứng giám cho con diều của mình bay cao.
 

 

Mỗi con diều đều phải đeo một dàn sáo


Để được tham gia Hội, các con diều phải hội đủ các tiêu chuẩn, phải được làm thủ công, chiều dài tối thiểu phải từ 2,2 m trở lên. Diều dự thi của làng Bá Dương Nội chỉ có 3 loại là diều cánh mộc, diều cánh chanh và diều cánh muỗm (phân biệt theo độ cong của diều và hình dáng thon của cánh). Đặc biệt, diều dự thi phải là diều sáo
 

Đo độ dài của diều dự thi
 

Đánh số cho từng con diều tham dự
 

Dán niêm phong cho từng dàn sáo
 

Cụ ông này đã ngoài 70 tuổi nhưng cứ đến ngày hội cụ lại mang diều đến dự thi
 

Còn chú bé này đứng chưa cao bằng con diều nhưng đã biết đòi theo ông đến xem hội
 

Nhiều người dù đã xa quê, nhưng mỗi khi làng mở hội, họ đều cố gắng chung vui cùng làng xóm
 

Con diều này ngoài việc đeo một dàn sáo, còn mang trên lưng cả một bài thơ về hội diều
 

Đưa diều đến bãi thả
 

Giữ dây cho chắc nhé, diều còn lên cao nữa đó!
 

Con diều này chuẩn bị được "đâm" lên...
 

...chao liệng vài vòng...
 

...trước khi rớt xuống và chịu thua
 

Đây là con diều của làng Mỹ Đức, Hà Nội mang đến chung vui với hội thi của làng Bà Dương Nội
 

Hội thi đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả...
 

 

...và cả cánh nhà báo
 

 


Đây là giải thưởng của hội thi diều năm nay. Để giành giải nhất, diều phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Bay cao nhất, đứng im nhất, tiếng sáo hay nhất. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao giải nhì, ba và giải khuyến khích cho các con diều dự thi./. 

(Theo Mạnh Hùng - Đỗ Hưng // VoVnews)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Ðiểm nhấn đồng bằng sông Cửu Long
  • Con đường cho Phở Việt Nam
  • Mảnh đất cực bắc Tây Nguyên
  • Hội cướp phết Hiền Quan
  • Bằng lăng không chỉ đẹp với màu hoa tím
  • Làng rượu nếp vào mùa Tết Đoan ngọ
  • Huyền thoại Vịnh Mốc
  • Đến với Bạch Long Vĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com