Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đi hội vía bà

Hòa trong dòng người về hành hương đất Bảy Núi, chúng tôi ghé lại núi Sam để thỏa mãn lòng muốn tìm hiểu về vùng đất vang danh này. Nằm cách trung tâm thị xã Châu Đốc (An Giang) khoảng 5 km, núi Sam trở thành điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất so với các điểm du lịch khác trong tỉnh An Giang. Tại đây có miếu thờ Bà Chúa Xứ được nhiều người tín ngưỡng từ vài thế kỷ qua.

 

Một góc núi Sam.

Đến đây, không khó để tìm những tài liệu và gặp gỡ những người lớn tuổi có hiểu biết về lịch sử khai hoang mở cõi... Từ những tìm tòi có được, chúng tôi được biết tượng Bà Chúa Xứ được xây dựng từ trước thời trung cổ. Khi đó, núi Sam và vùng ĐBSCL hiện nay còn là biển cả. Tượng được xây dựng trên đỉnh núi Sam từ một loại đá hình thành ở vùng biển sâu và xa bờ. Do ảnh hưởng của thủy triều nên quá trình lắng đọng tạo cho bề mặt đá thành những lớp chất chồng lên nhau. Kết quả khảo sát tượng Bà và bệ đá nơi Bà ngự trên đỉnh núi, các nhà khảo cổ cho rằng tượng Bà là hiện thân của thần Xi-va trong tín ngưỡng Bà-la-môn giáo. Cách đây hơn 200 năm, tượng Bà mới được nhân dân phát hiện và lập miếu thờ. Hiện nay, tượng Bà đã được tô vẽ thêm để tạo được hình hài, dáng vấp. Du khách đến chiêm bái thường không nhìn thấy được tượng nguyên gốc vì đã được những áo mão, trang sức che phủ. Chỉ có những người có uy tín, nhà khoa học khảo cổ... khi cần nghiên cứu thì mới tận mắt nhìn thấy lớp đá tạc tượng Bà.

 

Miếu thờ Bà Chúa Xứ núi Sam

Nếu đi theo tua hoặc đến thẳng miếu Bà Chúa Xứ hỏi thăm các vị cai quản lăng miếu thì du khách sẽ được giải thích rõ ràng. Có nhiều truyền thuyết xung quanh gốc tích của “Bà”. Vào thời gian mở cõi trời Nam của công thần Thoại Ngọc Hầu thì đây là nơi rừng thiêng nước độc, nhiều thú dữ. Vì vậy, con người sống dựa vào thiên nhiên và có đức tin đối với thần linh làm tăng thêm sự can đảm, ý chí để đối mặt với hiểm nguy, tiến vào rừng rậm mở đất lập ấp. Bà Chúa Xứ là một trong những vị thần gắn với tâm linh của người dân thời bấy giờ và lưu truyền đến đời sau. Chính những câu chuyện huyền bí trong thời gian mở cõi được truyền miệng đã làm cho nhiều người tôn sùng và tín ngưỡng.

 

Hàng năm, có khoảng 3,5 - 4 triệu lượt khách du lịch đến An Giang. Hầu hết du khách đều ghé qua miếu thờ Bà Chúa Xứ núi Sam để chiêm bái và thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vùng đất này. Mỗi người đến đây đều để lại tiền bạc, vật chất. Ước tính mỗi năm có trên 10 tỉ đồng cùng nhiều vàng bạc, áo mão, trang sức của khách thập phương dâng cúng Bà để tỏ lòng biết ơn. Số tiền này phần lớn được sử dụng vào các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương, tu bổ di tích... Quy mô của lễ hội được công nhận cấp quốc gia. Năm nào cũng vậy, cứ đến 0 giờ sáng 24-4 (âm lịch), các nghi thức tế lễ Bà Chúa Xứ núi Sam bắt đầu và kéo dài đến ngày 26. Khách hành hương về dự rất đông, chen chân không lọt. Mùa lễ hội năm nay, ngành du lịch An Giang khai thác tua gắn với các hoạt động lễ hội vía Bà kết hợp tham quan các danh thắng trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội. Đây là tua du lịch gắn với cộng đồng, lễ hội truyền thống của địa phương lần đầu tiên được khai thác nhằm quảng bá sản phẩm, hình ảnh du lịch của An Giang với du khách trong và ngoài nước..

(Bài, ảnh: DU MIÊN // Haugiang Online)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Quyến rũ Trà Vinh
  • Trung ương cục Miền Nam Địa chỉ du lịch về nguồn và sinh thái hấp dẫn
  • Nét đẹp hoang sơ của Hòn Nghệ
  • Khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng
  • Đồi Mộng gọi mời
  • Viếng Cụ Nguyễn
  • Vườn cò Phước Chung
  • Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu Di chỉ Óc Eo ở Cần Thơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com