Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đình làng ở TP.Tuy Hòa thể hiện nét kiến trúc văn hóa Việt

Theo các nhà nghiên cứu từ khi Lương Văn Chánh vào khai khẩn vùng đất Phú Yên, lập nên làng xã, cư dân sinh sống thì đình làng bắt đầu xuất hiện. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của dân cư người Việt, là một thiết chế tín ngưỡng dân gian, một công trình kiến trúc mang nhiều ý nghĩa trong đời sống người dân.
 
TP.Tuy Hòa xưa có nhiều ngôi đình, đền để thờ phụng những nhân vật lịch sử, những ông tổ mở làng lập ấp, những nhân vật huyền thoại được tôn kính, thành hoàng của làng. Qua khảo sát thực tế tại các phường của Bảo tàng Phú Yên, hầu như phường nào cũng có đình. Các đình đều có sắc phong, một số đình còn giữ lại được, môït số đình thì mất do chiến tranh, loạn lạc. Các sắc phong cho thấy đình làng ở TP.Tuy Hòa có cách đây trên 100 năm, như đình làng ở các phường 1, 3, 4, 5, 6, Phú Lâm và thôn Ngọc Lãng. Nhìn chung, các ngôi đình đều mang đậm kiến trúc người Việt, đó là kiểu nhà 2 gian, 3 chái, hình chữ lập, nhà vuông có 4 cột cái rất to gọi là tứ trụ hay tứ tượng. Đây là loại nhà kiến trúc mở. Ngoài ra, còn có những ngôi đình 10 cột (4 vuông 6 tròn) đầu cột và kèo âm vào nhau. Các chi tiết chạm khắc trang trí bên trong ngôi đình đều bằng gỗ. Đôi bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo nên những hình ảnh độc đáo như: rồng, phượng, mai, lan, cúc, trúc...
 
Ngoài ngôi đình chính ra, xung quanh còn có hệ thống lẫm làng, vỏ ca (nơi phục vụ cho tế lễ). Điểm nổi bật của đình làng ở TP Tuy Hòa là mặt đều quay về hướng Đông Nam, thể hiện nguồn gốc và sự sống. Trước đình làng có vỏ ca. Muốn vào đình phải qua một cổng xây bằng đá. Cổng thường có hình vòm, trang trí đắp nổi hình lân rồng, gắn mảng, có hai hàng chữ Hán chạy dọc hai bên trụ cổng. Tiếp đó là bệ thờ xây bằng gạch đá vôi nằm bên trong cổng gọi là bình phong. 
Trước đây, đình làng tổ chức cúng tế lễ hằng năm, vào xuân kỳ thu tế. Thời gian cúng kéo dài 3 ngày 2 đêm và các phường thường tổ chức hát bội. Theo ông Phan Đình Phùng, Giám đốc Bảo tàng Phú Yên, qua thời gian dài chiến tranh, đình làng ở TP.Tuy Hòa bị bỏ hoang, xuống cấp nhiều nên dân không tổ chức cúng tế. Trong những năm gần đây, đình làng mới được bà con chú trọng, quyên góp tu sửa lại, trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng. Hiện nay, đình làng vẫn giữ được vai trò của nó trong đời sống tinh thần của người dân, không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng, bàn việc làng việc nước, mà còn là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử có giá trị. 
 
Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu văn hoá so với những đình làng trong toàn tỉnh thì đình làng ở TP.Tuy Hòa còn lưu giữ khá nhiều nét mang đậm kiến trúc văn hóa Việt. Điều này chứng tỏ TP Tuy Hòa là nơi người Việt định cư sớm nhất và có sự giao lưu văn hóa Việt - Hoa của thời mở đất. Như vậy, tính đa dạng của kiến trúc đình làng TP.Tuy Hòa một phần phụ thuộc vào sự phân bố trong không gian và chuyển biến theo thời gian tạo nên đặc thù riêng. Đây là một loại kiến trúc đặc trưng mà chúng ta cần giữ gìn, tôn tạo.
 

(Theo báo Phú Yên)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Huyền ảo Sapa
  • Đi chợ đoàn kết
  • Đảo Lý Sơn - Thiên đường giữa biển khơi
  • Cuối tuần du lịch Tiên Lãng
  • Ba địa phương – một điểm đến
  • Mộc Châu những ngày áp Tết
  • Ngoạn cảnh hồ Truồi
  • Xứ Huế bình yên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com