Từ tờ mờ sáng, các cơ sở sơ chế cơm dừa xuất khẩu dọc theo tỉnh lộ 883 từ thành phố Bến Tre về huyện Bình Đại đã bắt đầu nhộn nhịp. Những chiếc xe máy cày gắn thùng kéo tỏa đi các nẻo đường để thu gom dừa khô về cho chủ vựa.
Thân, lá, trái, vỏ, gáo dừa… không thứ gì của cây dừa bị bỏ phí. Nhờ vậy, người dân lao động cũng có thêm công việc và kiếm được đồng ra đồng vào tại các cơ sở sơ chế biến cơm dừa xuất khẩu.
Máy cày gắn thùng đi thu gom dừa về vựa
Quang cảnh lao động nhộn nhịp trong buổi bình minh tại một cơ sở thu mua, sơ chế cơm dừa
Những người đàn ông thoăn thoắt đôi tay lột vỏ dừa
Trái dừa khô được tách gọn gàng, nhanh chóng dưới mũi dao được cắm cố định chĩa ngược từ dưới đất lên
Hàng chục con người thoăn thoắt đôi tay giữa những “núi dừa”. Những người đàn ông lực lưỡng lột vỏ dừa thành thạo. Trái dừa khô được tách gọn gàng, nhanh gọn bằng mũi dao bén ngót được cắm ngược từ dưới đất lên. Vỏ dừa vừa lột được ghe thu mua với giá 500 đồng/vỏ.
Vỏ dừa được ghe thu mua với giá 500 đồng/trái vỏ
Nhờ vậy, nhiều người có thể kiếm tiền từ việc khuân vác vỏ dừa xuống ghe
Trái dừa sau khi lột được bổ đôi để cạy cơm dừa, gọt vỏ và ngâm rửa cho sạch sẽ. Mỗi công đoạn có đến hơn chục người làm, thu nhập trên 100.000 đồng/ngày/người. Thịt dừa sau khi làm sạch được bán cho các công ty xuất khẩu ra nước ngoài. Theo chủ cơ sở, loại nguyên liệu này dùng để sản xuất bột béo.
Chỉ với mỗi cú bổ bằng rựa, trái dừa khô bị bể làm đôi
Công việc cạy thịt dừa đòi hỏi người thợ phải dùng sức mạnh đôi tay và phải thật khéo léo để miếng thịt không bị bể
Phụ nữ thì gọt vỏ dừa, công việc nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi người làm phải thuần thục để tránh gọt phạm sâu vào thịt, giảm mất trọng lượng
Cơm dừa được ngâm rửa sạch để bán cho các công ty thu mua xuất khẩu ra nước ngoài
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com