Hiện gia đình ông bà Tuấn-Nhung có 2 sản phẩm là bánh quế gia truyền và bánh ốc quế. (Ảnh: nguồn Internet)
Trong khi thị trường tràn ngập các loại bánh kẹo với nhiều mẫu mã, hương vị khác nhau, thì có một sản phẩm của đất Hà Thành được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, đó là bánh Quế.
Tới đầu cầu thang dãy nhà E3, khu tập thể 8/3, phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, đã thấy mùi thơm phức của bánh Quế. Cơ sở sản xuất bánh gia truyền của gia đình ông Trần Anh Tuấn và bà Nguyễn Thị Nhung nằm mãi tận tầng 3, trong một không gian hẹp khoảng chừng 15m2.
Bà Nhung đang ngồi làm bánh trong xưởng, mồ hôi nhễ nhại bởi hơi nóng hắt ra từ chiếc lò làm bánh; còn ông Tuấn đang đóng những chiếc bánh còn nóng hôi hổi vừa mới rời lò nướng vào hộp cho khách hàng mang sang Cộng hòa Liên bang Đức.
Trong mùi thơm của những chiếc bánh vừa mới ra lò còn bốc khói, những ngày tháng gian truân vất vả, quyết tâm gìn giữ lấy nghề của cha ông lại hiện về trong ký ức ông bà. Ông Tuấn cho biết hồi đó gia đình ông bà còn nghèo lắm. Ông là bác sỹ nhưng do sức khỏe phải về hưu sớm, lương hưu lại thấp mà nhà thì đông người. Sẵn có nghề truyền thống nên hai vợ chồng đã quyết định theo nghề.
Thành phần của bánh Quế gồm bột mì, sữa, quế, đường nguyên chất, vani, lòng đỏ trứng gà, vừng… Để có được chiếc bánh thơm ngon người thợ phải pha chế các chất phụ gia, đưa lên lò nướng và quấn. Sau khi quấn song phải cho vào ủ vôi để chiếc bánh khô và lên mùi thơm tinh khiết.
Nói ra thì đơn giản là vậy, song bí kíp ở công thức chế biến. Phải biết được công thức chế biến, mới có được những chiếc bánh thơm ngon. Một người thợ lành nghề như bà Nhung, một ngày làm hết sức cũng chỉ được 10 hộp bánh, mỗi hộp được đóng 100 chiếc bánh nhỏ với giá bán từ 55-60.000 đồng. Lãi của mỗi hộp bánh chỉ được từ 7-10.000 đồng.
Sản xuất ra những chiếc bánh Quế tưởng chừng như đơn giản, nhưng để có những chiếc bánh có vị thơm của quế, độ xốp vừa phải và độ giòn đặc biệt thì phải có quá trình sản xuất rất công phu. Người thợ làm bánh phải để tâm trong khi nhào bột và thêm hương liệu.
Khi vợ chồng ông bà thuần thục trong việc sản xuất bánh lại gặp phải khó khăn ở khâu tiêu thụ. Thị trường lúc đó tràn ngập các loại bánh kẹo với nhiều mẫu mã, hương vị khác nhau của trong nước và nước ngoài, ông Tuấn tâm sự.
Gia đình ông bà Tuấn-Nhung không nhớ chính xác chiếc bánh Quế ra đời từ năm nào, chỉ biết từ nhỏ đã thấy các cụ trong nhà làm bánh. Nhớ lại những ngày đầu bước chân vào nghề, bà Nhung kể lại: trong khi sản phẩm bánh Quế gia truyền làm ra với chi phí cao nên giá thành cũng cao theo rất khó cạnh tranh với những sản phẩm bánh kẹo được chế biến từ máy móc hiện đại.
Quyết tâm giữ nghề nên dù bán được nhiều hay ít ông bà vẫn giữ đúng công thức gia truyền, giữ nguyên chất lượng và hương vị độc đáo của sản phẩm. Người sành ăn khi đã dùng rồi có thể cảm nhận được sự khác biệt của bánh Quế gia truyền với những sản phẩm cùng loại được chế biến bằng máy móc công nghệ hiện đại khác. Vì thế, người dùng rồi, không thể quên và đem làm quà tặng biếu khiến khách hàng biết đến sản phẩm ngày một đông, bà Nhung nói.
Sau hơn 20 năm theo nghề, chiếc bánh Quế gia truyền giòn thơm ngon của ông bà không chỉ được người dân Hà Nội ưa chuộng mà nó đã có mặt hầu hết các tỉnh phía Bắc, rồi vào Thành phố Hồ Chí Minh và đến nay đã xuất hiện ở cả một số thị trường khó tính trên thế giới như Canada, Singapore, Hàn Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức.
Ông Tuấn cho biết vào giữa năm 2006, một tập đoàn chuyên sản xuất bánh kẹo của Angola đến tận nơi đặt vấn đề với gia đình ông bà về việc chuyển giao kỹ thuật làm bánh với giá 100 triệu đồng. Trong thời gian chuyển giao công nghệ, ông bà sẽ được ăn ở tại công ty và được chi trả lệ phí đi lại. Tuy nhiên gia đình ông Tuấn đã từ chối vì không muốn kỹ thuật làm bánh gia truyền đến đời ông bà lại phải bán đi, cho dù số tiền họ đặt ra không phải là nhỏ đối với gia đình.
Hiện gia đình ông Tuấn có 2 sản phẩm là bánh Quế gia truyền và bánh ốc quế. Bánh ốc quế được gia đình sản xuất hàng ngày để bán cho kem Tràng Tiền, các hàng kem ở Gia Lâm và khách đặt hàng ở Hải Phòng, Hải Dương, Cao Bằng…Riêng bánh Quế gia truyền chỉ được sản xuất vào những tháng cuối năm.
Ông Tuấn còn cho biết, có người Hà Nội đã mang bánh Quế vào Thành phố Hồ Chí Minh làm quà và đã có người gọi điện ra đặt hàng với số lượng lớn để làm đại lý nhưng gia đình ông không dám nhận vì xưởng sản xuất nhỏ không thể làm kịp. Mặc dù vào những ngày giáp Tết, ông bà thường thuê thêm 4 đến 5 người thợ nhưng vẫn không đủ sức để đáp ứng nhu cầu của người mua.
Theo ông Tuấn, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội vào năm tới sẽ có rất nhiều du khách trong và ngoài nước về dự. Đây cũng là dịp để gia đình ông giới thiệu sản phẩm bánh Quế gia truyền tới du khách bốn phương. Ông sẽ giới thiệu sản phẩm độc đáo này ở Bodega, số 57 phố Tràng Tiền./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Ai đến cù lao Câu một lần không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp của hòn đảo cách bờ chỉ khoảng nửa giờ đi tàu. Ở đây, không chỉ có cát trắng, biển xanh, gió lộng mà còn có cả một vương quốc đá chìm nổi khơi gợi trí tưởng tượng của du khách. Địa danh này đang là điểm du lịch xanh cho những người yêu thích và quý trọng thiên nhiên...
Hang cọp là nơi vô cùng nguy hiểm, chỉ có những người can đảm, thợ săn gan dạ, dũng mãnh mới dám vào. Nhưng ngày nay, chúng ta có thể vào “hang cọp” dễ dàng, nếu có chút máu phiêu lưu, mạo hiểm và lòng yêu thiên nhiên.
Tràm Chim nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười, giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, thuộc huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800 m đường chim bay. Nơi đây xưa kia là rừng tràm bạt ngàn, chim thiên di về đông đúc. Thời chiến tranh, rừng tràm bị tàn phá, nước cạn, phèn dâng lên mặt đất, các loài tôm cá (thức ăn chính của chim) cạn kiệt, nhiều loài chim bỏ đi không về...
Với độ cao 705 m so với mực nước biển, núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang) được xem là “nóc nhà” Đồng bằng sông Cửu Long. Thời tiết mát mẻ quanh năm, nơi đây thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Thời nhà Nguyễn, thế kỷ 18, Bạc Liêu thuộc phủ Bãi Xàu, tỉnh An Giang. Bạc Liêu được thành lập muộn hơn các tỉnh Nam kỳ khác. Tiểu khu Bạc Liêu được hình thành từ cuối năm 1882 do Thống đốc Le Myre de Villers ký nghị định lấy một phần đất của 2 tiểu khu Sóc Trăng và Rạch Giá. Ngày 20-12-1898, Toàn quyền Poul Doumer đổi tiểu khu thành tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu đã có một vị trí khá quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng của người Pháp. Bạc Liêu vốn là xứ của một số đại điền chủ Nam kỳ lục tỉnh, mà đến nay vẫn còn khá nhiều dinh thự, biệt thự theo lối kiến trúc phương Tây đã tạo cho Bạc Liêu một dấu ấn riêng rất thú vị.
Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 160km là một tỉnh miền núi giáp giữa trung du và thượng du Bắc Bộ, địa hình phần lớn là đồi núi, thung lũng hẹp, có khá nhiều sông suối nhỏ. Nơi đây có rất nhiều phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nhưng nổi bật hơn hết là hồ Ba Bể, cách thị xã Bắc Kạn gần 90km.
Thời gian 2 giờ quá ngắn ngủi và nhỏ hẹp với không gian Biển Hồ mênh mông. Thế nhưng, ngần ấy thời gian đủ để du khách khám phá và cảm nhận về thiên nhiên và cuộc sống của cư dân địa phương...
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”