- Chùm ảnh: Xuân về nơi cổng trời Mường Lống
Những chàng trai, cô gái H’Mông nơi cổng trời Mường Lống (Kỳ Sơn - Nghệ An) xúng xính trong trang phục thổ cẩm để hò hẹn, giao duyên. Lẫn trong màn sương là màu trắng của hoa mận, hoa mơ và nụ cười của trẻ nhỏ. Xuân đã về nơi cổng trời.
- Tràng An - một vùng non nước hữu tình
Thiên nhiên đã ban tặng cho Khu du lịch sinh thái Tràng An một phong cảnh sơn thanh thuỷ tú thuộc vào bậc nhất ở nước ta. Nơi đây kỳ thú bởi hang động đa dạng, phong phú, xuyên thủy giao thoa giữa đất và trời, nhũ đá phong trầm mặc định với thời gian.
- Lễ hội đền Trung Đô (Bắc Hà)
Ngày Thìn đầu năm Kỷ Sửu này (10 tháng Giêng), nhân dân thôn Trung Đô, thuộc xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà tưng bừng tổ chức lễ hội đền Trung Đô kết hợp với hội xuống đồng.
- Hải Vân mịt mờ mây phủ
Mùa đông đã tràn về, những cơn mưa miền Trung càng khiến cái lạnh như cắt da cắt thịt. Hải Vân những ngày này mây mù đã phủ kín, từng lớp dày đặc. Trên đường đèo, những chiếc xe chầm chậm đi như mất hút vào lớp mây mù…
- Phóng sự ảnh: Chạy, nhảy, leo, trèo, đu… của dân Parkour
Khó có thể định nghĩa được Parkour là một môn nghệ thuật hay thể thao mạo hiểm. Đặc điểm của Parkour là trò chơi tìm kiếm những cách mới để vượt qua những khoảng không lớn, những chướng ngại vật trong thành phố. Không chỉ đu, trèo, nhảy bằng những chuyển động nhẹ nhàng mà còn là sự sáng tạo cái đẹp trong từng chuyển động.
- “Nhịp” Sa Pa trong một sáng sương mù
Sa Pa chìm trong màn sương mù dày đặc, trời rét và ẩm ướt. Màn sương che lấp vẻ phồn hoa, náo nhiệt của một đô thị du lịch hút khách nhưng lại để lộ ra những nỗi nhọc nhằn.
- Tết về trên bản Mông Pà Cò
Đồng bào Mông ăn Tết cổ truyền theo lịch riêng của mình. Lịch của người Mông đều đặn mỗi năm 12 tháng, không có tháng nhuận. Năm nay, Tết của người Mông được tổ chức từ ngày 15-1-2010 (tức 1/12/2009 âm lịch).
- Chuyện thờ cọp ở chùa Vàm Sát
Nằm cặp tỉnh lộ 111 nối liền hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng, xưa có ngôi chùa lá gọi là chùa Vàm Sát, ngày nay chùa được xây cất đàng hoàng và có tên chính thức là Hải Phước An tự, nhưng dân gian vẫn gọi là chùa Vàm Sát. Đặc biệt, đây là ngôi chùa duy nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - và có thể là cả nước - có đặt hương án thờ phượng hài cốt của cọp.