Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Hoành tráng” trảng cỏ Bù Lạch

Trảng cỏ Bù Lạch

Vừa ra khỏi bìa rừng, trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã khiến tôi bàng hoàng. Con đường từ ngã ba Minh Hưng, theo Quốc lộ 14 chừng 20 km tới trảng cỏ Bù Lạch, anh Nguyễn Duy Hồng, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước, luôn miệng ca ngợi cái trảng cỏ rộng khoảng 500 ha với 20 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau nằm giữa khu rừng nguyên sinh trải từ trảng cỏ này tới Đắk Nông.

Cứ tưởng đó là “mảng” cỏ xanh cao ngút đầu, như thung lũng lọt thỏm giữa rừng già. Nhưng chúng tôi không thể kìm được lòng mình trước sức quyến rũ của nó. Một màu xanh ửng vàng lúp xúp sát mặt đất, như tấm thảm ưa nhìn, trải dài hầu như bất tận tới chân trời là bìa rừng xanh thẫm. Chỉ cỏ là cỏ, giống như thảo nguyên của Mông Cổ thu nhỏ. Thật tuyệt vời! Người ta đã thử trồng một vài loại cây khác nhưng chúng không sao thích nghi được với môi trường “độc quyền” dành cho cỏ kim, cỏ chỉ, có chăng là một vài cụm mua èo uột khoe mấy cánh hoa tím nhỏ như... búp bê. Anh Hồng tiết lộ chi tiết thú vị: cỏ không lấn rừng và rừng không lấn cỏ. Cạnh trảng cỏ là bàu nước rộng khoảng 5 ha (nơi sinh sống của những con cá lóc) chạy dài tới bìa rừng. Tháng 3 âm lịch, tại đây diễn ra lễ hội Đâm bắt cá. Khoảng thời gian khác thì khách thuê cần câu trước thư giãn, sau thưởng thức thịt cá ngọt ngon.

Trảng cỏ Bù Lạch, sản phẩm tuyệt mỹ của thiên nhiên, là nơi tổ chức cắm trại, sinh hoạt dã ngoại tuyệt vời. Trong tương lai, tỉnh sẽ xây dựng nơi đây thành sản phẩm du lịch sinh thái. Đến đây, bạn sẽ được cưỡi ngựa, cưỡi voi, thả diều, nhảy dù, đi bộ xuyên rừng vừa đi vừa “Đói lòng ăn nửa trái sim. Uống lưng bát nước đi tìm người thương” (Tuồng cải lương “Người vợ không bao giờ cưới” của soạn giả Kiên Giang), vượt thác nước hùng vĩ (cách trảng cỏ chừng 10 km), lênh đênh trên sông Đồng Nai và tham quan hệ sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên gần đó. Đêm sẽ có nhà nghỉ dã ngoại hoặc mắc võng ngủ qua đêm sau khi tham dự lửa trại tìm hiểu phong tục tập quán giống nhau của khoảng 3.000 người thuộc ba dân tộc Châu Mạ, M’nông và S’tiêng, thưởng thức cơm lam, uống rượu cần trong tiếng cồng chiêng trầm hùng của núi rừng. Có thể khi ấy bạn sẽ được sống lại không khí “Tiếng cười vui đẩy lùi đêm vắng vẻ. Có ai đi về phía những hàng cây. Mời vô đây cùng nghe khúc nhạc hay. Khúc nhạc đêm nay dùng nhịp đệm bằng chày”... (Xuân Hồng, “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”) của những thiếu nữ đồng bào dân tộc duyên dáng, xinh đẹp trong trang phục truyền thống của mình vừa giã gạo vừa hát.

(Theo PHƯƠNG KIỀU // Báo Hậu Giang Online)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Chơi đảo
  • Mai vàng Sài Gòn khoe sắc
  • Châu Đốc những ngày rực rỡ
  • Đá Dựng - Kỳ bí và truyền thuyết
  • Thác Cha Pơr – Tiềm năng du lịch sinh thái của Ninh Thuận
  • Đất Mũi Khu du lịch sinh thái hấp dẫn
  • Cao nguyên đá Đồng Văn: "Thiên đường màu xám"
  • Lên Sa Pa "săn" đào cổ thụ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com