Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lên Sa Pa "săn" đào cổ thụ

Giáp Tết, dọc quốc lộ 4D từ thành phố Lào Cai lên Sa Pa xuất hiện rất nhiều “chợ” đào cổ thụ ven đường. Mấy năm gần đây, nhiều người  thích chơi đào rừng trong ngày tết, vì vậy cứ giáp Tết người ta lại náo nức lên Sa Pa "săn” đào rừng cổ thụ.


 

Bắt đầu từ địa phận xã Trung Chải đã thấy những gốc đào, cành đào cổ thụ được đưa từ núi cao xuống bày la liệt để bán cho khách qua đường. Nhiều nhất là ở khu vực cầu 31 do vợ chồng anh Hùng thu gom của người dân tộc địa phương đem về "trồng" thành hàng dài ngay sát đường nhựa, khách qua lại vì vậy tha hồ ngắm chọn.

 

Tôi bất ngờ trước một cây đào rừng, gốc rất to, chẻ ra thành nhiều nhánh, tán rộng xum xuê, thân và cành xù xì, rêu bám đầy. Hỏi giá, anh Hùng đòi… 20 triệu đồng, trong khi nhiều người cho biết muốn mua ít nhất cũng phải mất 17 triệu đồng!

 

Ở lối rẽ vào Tả Phìn, trên cánh đồng Sa Pả, anh Má A Lùng (người Mông ở Bình Lư, Lai Châu) cũng đang bày bán những gốc đào phai to bằng bắp chân, tán xòe tròn, dày nụ hơn đào rừng Sa Pa, với giá 1,2 triệu đồng/cây. 

Đào rừng Sa Pa có đặc điểm thân, cành xù xì, thế tự nhiên, hoa to, cánh dày, lâu tàn. Mấy năm gần đây, nhiều người  thích chơi đào rừng trong ngày tết để thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên. Vì vậy, cứ giáp tết là người ta náo nức lên Sa Pa “săn” đào rừng cổ thụ.

 
Thế nhưng, cứ như vậy, liệu vài năm nữa Sa Pa có còn biểu tượng hoa đào?!

 

   

(Theo travel)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Hoa đào - mùa xuân người Hà Nội
  • Hàng Mã - phố trang trí của người Hà Nội
  • Tết về trên rẻo cao
  • Về Đà Bắc ăn Tết “Cơm mới” với người Tày
  • Đi Phá Tam Giang đầu đông
  • Yang Bay – “Thác Trời”
  • Thăm ngư dân giữ “rừng” dưới biển
  • Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com