![]() |
Bình Minh ở Vũng Áng |
Cách đây dăm bảy năm, nhà văn Sơn Tùng đã đọc cho tôi nghe câu thơ về Đèo Ngang:
“Đầu gối trường sơn chân đạp biển
Nằm ngang đất nước một hồn quê”
Ông bảo, đó là thơ khuyết danh, nhưng dẫu là thơ ai đi chăng nữa, thì vẫn là những câu thơ đầy hồn cốt, khắc họa vóc dáng cường tráng của một vùng đất đầy linh khí và chắc chắn sẽ có sự biến đổi kỳ diệu trong nay mai...
Trải qua bao nhọc nhằn, câu nói của “nhà tiên tri” Sơn Tùng đã trở thành hiện thực. “Mặt trời hồng” đã rọi chiếu đến tận thôn cùng, xóm vắng Bắc đèo Ngang. Tốc độ thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nặng ở Kỳ Anh phát triển thần tốc.
Đặc biệt, vùng cảng biển Vũng Áng và Sơn Dương - vùng cảng nước sâu được xếp hàng đầu quốc gia - như “con sư tử có giấc ngủ ngàn thu, nay đã bừng tỉnh giấc với đầy vẻ oai hùng”. Đến thời điểm này, tổng mức đầu tư (cả vốn đăng ký và thực hiện) vào Vũng Áng – Sơn Dương đã trên 20.000 tỷ đồng. Ấy là chưa tính đến dự án nhà máy lọc, hóa dầu do Tập đoàn FORMOSA (Đài Loan) đầu tư, với số vốn trên 12 tỷ USD đang được Chính phủ và các bộ, ngành chức năng phê duyệt để cấp phép trong nay mai. Tất cả những con chữ, con số sống động, đầy ấn tượng ấy cứ lung linh, rực sáng mãi trong tôi...
Để có một Hà Tĩnh phát triển, một Kỳ Anh vượt lên nghèo khó; để có một thành phố công nghiệp tầm cỡ và quy mô cảng biển Vũng Áng – Sơn Dương đứng thứ bậc hàng đầu châu Á, có đủ năng lực cập tàu 30 tấn tiến tới 50 tấn từ năm 2015 trở đi, ngoài xu thế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không thể không đề cập đến nhân tố quyết định sự thành công. Ấy là nội lực truyền thống được kết tinh bởi bao thế hệ lãnh đạo Đảng và chính quyền, của ý Đảng, lòng dân Hà Tĩnh, đất anh hùng trong các cuộc chiến tranh ái quốc, anh hùng cả trong xu thế đổi mới và hội nhập.
Cách đây chưa lâu, trong cuộc tiếp xúc với Bí thư Huyện ủy Phan Bình Minh và Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Song, tôi hỏi: Kỳ Anh sẽ làm gì để đáp ứng với nhịp độ phát triển của khu công nghiệp trọng điểm quốc gia ngay trên địa bàn huyện nhà?
Cả hai vị lãnh đạo đứng đầu huyện đều nói: “Bằng mọi giá, chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ các hoạt động phụ trợ như: phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Theo đó, sẽ mở rộng vùng quy hoạch chuyên canh tạo vành đai trồng rau, củ, quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm để cung ứng cho hàng chục vạn cán bộ, công nhân, chuyên gia tại khu công nghiệp trước mắt và lâu dài...”.
Con đường đi lên công nghiệp hóa của huyện Kỳ Anh đang mở rộng thênh thang. Tuy nhiên, càng gần tới đích thắng lợi, thì thử thách cam go càng được đẩy lên đỉnh điểm. Trong đó, để bảo đảm thực hiện cam kết bàn giao hàng nghìn héc-ta mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm, công cuộc đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho hàng ngàn hộ dân trực tiếp liên quan đến vùng dự án đang dồn ép đến thời hạn chót, ngày 30/4/2010.
Chiều áp Tết, nắng tía trải đều cả một vùng không gian bao la, non nước, biển trời giao hòa và khoáng đạt phía Bắc đèo Ngang. Tôi chú mục vào ống kính máy ảnh cố ghi lại sắc xuân lung linh, những làng quê trù phú, xanh tươi ngút ngàn và những con tàu hàng vạn tấn đang cập cảng ăn hàng, dỡ hàng. Giữa vời vợi màu xanh bao la ấy, bừng lên vừng sáng chói lòa là Khu công nghiệp Vũng Áng, nhộn nhịp công trường xây cảng Sơn Dương và khu luyện cán thép của Tập đoàn FORMOSA...
(Theo Thanh Tùng // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com