- Đèo Mang Yang
Người dân Gia Lai vẫn quen gọi với cái tên “Đèo cổng trời”, quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó thích hợp với tên gọi đó. Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và lại vào 2 mùa mưa-nắng rất đặc trưng của Cao nguyên này chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước 2 vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khõi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của “Đèo cổng trời” vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.
- Di tích lịch sử- văn hoá Tây Sơn Thượng Đạo
Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em nhà họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Vùng núi rừng An Khê, Kbang của Gia Lai trở thành căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo này, đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc Gia Lai.
- Những nẻo đường... du lịch
Rất nhiều nẻo đường du lịch mở ra cho du khách khi đến một địa chỉ nào đó trong kế hoạch. Dù là du lịch theo kiểu “ta-balô” hay mua tour của các công ty du lịch, du khách đến Gia Lai đều “phải lòng” mảnh đất này.
- Nỗi niềm Lý Sơn
Chỉ mất khoảng một tiếng đồng hồ để đi tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi ra đảo Lý Sơn. Đảo nằm cách đất liền chỉ khoảng 15 hải lý (gần 28 ki lô mét), chưa bằng khoảng cách đường bộ Sài Gòn - Biên Hòa, nhưng với người không quen đi biển vẫn có cảm giác thật xa, trong khi dân Lý Sơn, với những con thuyền gỗ mong manh, vượt khoảng cách gấp mười lần để ra khơi đánh cá.
- Vịnh Ninh Vân - Nha Trang
Nếu phải tìm một nơi để tránh xa sự ồn ào náo nhiệt của thành phố, của nhịp sống hối hả và tận hưởng cảm giác hòa mình gần như tuyệt đối vào thiên nhiên, thì có lẽ không nơi đâu thích hợp bằng Vịnh Ninh Vân - một hòn đảo nhỏ xinh đẹp nằm trong quần thể vịnh Nha Trang.
- Nhà mồ- Tượng nhà mồ
Lên Tây Nguyên đến các làng của người Bahnar, Jrai, đến những khu nghĩa địa chúng ta như lạc vào cả rừng tượng gỗ, có những ngôi mộ mới thì tượng vẫn còn nguyên vẹn nhưng có những ngôi mộ cũ thì tượng nhà mồ đã bị bỏ ngổn ngang và biến thành rừng. Đó là hình ảnh nhà mồ của người dân bản địa Gia Lai.
- Ra Phú Quốc... tắm suối
Phú Quốc không chỉ hấp dẫn du khách bởi tiếng rì rào của sóng biển, mà còn có cả tiếng róc rách của suối. Những dòng suối trong lành, mát lạnh có sức hút kỳ lạ. Cây rừng bao phủ khoảng 70% diện tích, đảo Phú Quốc (Kiên Giang) giữ được mạch nước ngầm cung cấp cho cư dân trên đảo.
- Cù lao Phố
Trịnh Hoài Đức ghi: “Đại Phố Châu, tục gọi là Cù lao Phố, một tên gọi khác là Đông Phố (Giản Phố) cũng còn gọi là Cù Châu, bởi địa thế cù lao uốn mình khoanh duỗi như con cù bông giỡn nước, nên có tên như vậy. Cù lao này cách phía Đông trấn 3 dặm, dài hơn 7 dặm, rộng bằng 2/3 bề dài, như con kim ngư trấn nơi thủy khẩu, cây trụ đá ngăn sóng lớn cho trấn thành” (“Gia Định thành thông chí”, NXB tổng hợp Đồng Nai, 2006, tr. 28).