Nghi Tàm là một trong ba làng cổ của phường Quảng An, quận Tây Hồ. Đây là địa danh mang đậm các dấu tích văn hóa, từ các di tích lịch sử đến nghề truyền thống.
Trải qua bao biến thiên cuộc sống, nhưng những dấu tích văn hóa-lịch sử vẫn được nâng niu, gìn giữ gần như nguyên vẹn tới ngày nay.
Nằm ngay mép nước hồ Tây, làng Nghi Tàm có lịch sử gắn liền với lịch sử của hồ nước giàu chất huyền thoại này. Cũng bởi bao năm gắn bó với hồ Tây nên người Nghi Tàm có tính tình cởi mở, dễ gần; có thể nói chuyện cả buổi khi được hỏi về văn hóa, truyền thống của làng.
Ông Nguyễn Ngọc Diệp, một người có gốc gác nhiều đời nay ở làng Nghi Tàm, vô cùng tự hào về truyền thống làng mình và ghi chép thật tỉ mỉ các giai đoạn phát triển của làng vào cuốn sổ tay cá nhân. Lời ông kể như đưa người ta trở lại với quá khứ xa xưa, từ một làng Nghi Tàm hoang sơ đầy lau lách đến một làng nghề trồng cây, nuôi cá cảnh sôi động.
Làng Nghi Tàm được hình thành từ năm 1138, đời vua Lý Thần Tông với tên khai sinh là trại Tầm Tang. Cái tên trại do chính nhà vua đặt. Trại Tầm Tang gắn với tích công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông dời cung về nơi này dạy dân trồng dâu, nuôi tằm tạo nên một vùng đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long về nghề tơ tằm.
Đến thời Trần, trại đổi tên là phường Tích Ma và khi đó cư dân lại phát triển nghề se gai, dệt lưới đánh cá. Sang đến thời Lê, phường Tích Ma đổi tên thành Nghi Tầm nhưng do trùng với tích bà Từ Hoa công chúa rời cung về dạy nghề cho dân làng nên đổi lại thành Nghi Tàm.
Nghi Tàm thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận và sau này qua nhiều biến chuyển thời gian, làng Nghi Tàm thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Trước kia, làng Nghi Tàm chia thành ba xóm: Xóm Chùa, xóm Trên, xóm Cái. Làng nổi tiếng khắp vùng về thắng cảnh đẹp.
Trong “Bát cảnh hồ Tây” thì Nghi Tàm đã hội tụ tới ba cảnh đẹp, gồm "Bến Trúc Nghi Tàm" là một cây cầu, nơi trước kia các nhà thơ thường ra đó vịnh thơ, vẫn còn lưu lại đến ngày nay; "Đồng bông Nghi Tàm" tức cánh đồng hoa nay bị mất đi do đô thị hóa và "Tiếng đàn Thành Cung" - nơi nhà vua phát ra tiếng đàn vẫy gọi chim muông, dấu tích vẫn còn ngay trong sân chùa Kim Liên.
Nghi Tàm cũng là quê hương của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả của những bài thơ hoài cổ nổi tiếng qua các thế hệ. Ngày nay, ở Nghi Tàm còn một bia đá mà người ta cho là bia ghi danh Bà Huyện Thanh Quan, hiện đang được lưu giữ tại một gia đình thuộc dòng họ.
Vốn là vùng đất cổ, Nghi Tàm nổi danh với hai di tích chùa Kim Liên và đình Nghi Tàm được xây dựng từ thời Lý, gắn với sự hình thành và phát triển của đất Thăng Long. Cổng chùa Kim Liên có một tấm bia chạm đôi rồng mang đậm phong cách thời Lý và chùa cũng là một thắng cảnh đẹp của vùng hồ Tây.
Người làng Nghi Tàm cũng tự hào rằng, so với các đình, đền khác thờ 1-3 vị thành hoàng làng thì đình Nghi Tàm thờ tới 6 vị thành hoàng làng; trong đó có bà Quỳnh Hoa công chúa, con một vị vua đời Lý. Hai di tích này được người làng Nghi Tàm bảo tồn tôn nghiêm, bởi nó là hồn khí nhiều đời nay của dân làng.
Cũng như nhiều làng khác nằm ven hồ Tây, làng Nghi Tàm có những nghề truyền thống với bề dày gần trăm năm nay, đó là nghề trồng cây cảnh và nuôi cá cảnh, phát triển sôi động một thời.
Nghề trồng cây cảnh được du nhập vào Nghi Tàm từ năm 1928, khi một người làng đi bán cây cho người Trung Quốc tại phố Cát Linh rồi đưa giống về trồng. Những người sành chơi cây ở Hà Nội đều biết tới cây cảnh Nghi Tàm với những gốc cổ thụ hoặc các loài quý hiếm.
Hiện tại, do quá trình đô thị hóa, đất trồng cây không còn nhiều nên nghề trồng cây cảnh cũng thu hẹp, chỉ còn một số gia đình giữ lại các gốc cây do cha ông để lại. Trong làng chỉ còn lác đác vài nhà duy trì trồng các loài cây cảnh quý hiếm như đại lan, thanh trừng, trần mộng … phục vụ cho những khách sành chơi là người Hà Nội gốc.
Nghi Tàm cũng nổi tiếng là làng nuôi cá cảnh với những tay nuôi cá tài nghệ, biết lai tạo giống mới, vỗ cá đẹp, mau lớn khiến ai cũng nể trọng. Cá cảnh Nghi Tàm cung cấp cho hầu hết các chợ lớn trên địa bàn Hà Nội với chủng loại phong phú, giá cả lại rẻ, phổ biến là các giống cá nội như cá vàng, cá thần tiên, cá kiếm, cá chọi…. Đây là các giống cá phù hợp với thị hiếu của đa phần người chơi.
Tuy vậy, đấy là sự sôi động của nghề nuôi cá cảnh cách đây vài ba chục năm còn thực tế hiện nay, làng Nghi Tàm chỉ vỏn vẹn 5-7 gia đình sinh sống bằng nghề này.
Nghề nuôi cá cảnh và trồng cây cảnh không cho thu nhập cao nên người làng Nghi Tàm đã chuyển hướng sang các nghề khác. Hiện, trong làng chỉ còn một số gia đình vì tâm huyết mà vẫn lưu luyến với nghề cũ. Đó cũng là cách bảo tồn truyền thống từ bao đời nay của làng xã trước nguy cơ mai một đang từng ngày xâm lấn vào mỗi ngõ ngách của làng./
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
“Cầm, thi, giang” (đàn, thơ, sông) – cái nghĩa nguyên gốc của Cần Thơ xưa đã tự thân nói lên nhiều điều về vùng văn hoá sông nước nơi này.
Từ Hà Nội bạn chỉ mất hai giờ đi xe ô tô để đặt chân tới thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Đường lên Tam Đảo ngoằn ngoèo đèo dốc, bạn sẽ có cảm giác ngạc nhiên trước vẻ đẹp nguyên sơ của rừng núi nơi này
Nằm trong cánh cung núi rừng trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử từ lâu đã nổi tiếng với chùa Đồng được đặt ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Khu di tích danh thắng nơi đây bao gồm cả một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên.
Chuyến đi bằng xe đạp băng qua những mảnh vườn quê mộc mạc ở Đồng bằng sông Cửu Long của Porter Fox, biên tập viên tạp chí Powder, đã mang đến cho độc giả một cách nhìn phóng khoáng và mới mẻ về mảnh đất này.
Du lịch đến Tây Ninh, du khách nào cũng dừng chân chiêm ngưỡng vẻ đẹp công trình kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Cao Đài. Các tín đồ gọi là Đền Thánh. Đây là công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo bởi sự kết hợp hài hòa giữa đông - tây, kim - cổ...
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ
Những người mê khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ luôn mong ước một lần được đặt chân lên đỉnh Fansipan – “nóc nhà Đông Dương”.
Du khách đến Dương Đông, Phú Quốc không quên dành thời gian đến Dinh Cậu. Nơi đây được xem là cảnh đẹp nổi tiếng và có nhiều giai thoại thu hút sự chú ý của nhiều người nhất.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”